Nếu bạn nghĩ Yoga là một bộ môn nhẹ nhàng và không đốt calo mạnh thì có lẽ bạn chưa tìm hiểu hết về các trường phái của Yoga rồi. Ashtanga Yoga thuộc loại hình Yoga mạnh mẽ và linh động. Các tư thế của Ashtanga Yoga phù hợp với những người yêu thích bài tập đốt mỡ, giảm cân nhanh chóng hay muốn thử thách bản thân ở các level khó hơn trong Yoga. Cùng Kickfit Sports tìm hiểu chi tiết Ashtanga Yoga là gì và ý nghĩa của trường phái yoga đặc biệt này trong bài viết dưới đây.
Ashtanga Yoga là gì?
Ashtanga Yoga là một trong những trường phái yoga cổ của Ấn Độ. Ở thời điểm hiện tại thì đây lại là trường phái được nhiều người đặc biệt yêu thích. Trong tiếng Phạn thì Asht có nghĩa là số 8; Anga mang nghĩa chỉ các bộ phận trên cơ thể con người. Ashtanga Yoga được hiểu là 8 nhánh hay 8 chi của Yoga tác dụng lên các bộ phận của cơ thể nhờ cơ chế kết hợp những động tác mạnh mẽ và cách kiểm soát hơi thở.
Theo các chuyên gia trường phái Ashtanga yoga phù hợp với những người đã theo yoga một thời gian đủ lâu. Đặc biệt người có cá tính mạnh mẽ, dứt khoát và yêu thích cảm giác chinh phục thì nên tập lại hình yoga này. Ashtanga Yoga có tác dụng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể; tăng cường lưu thông khí huyết; tăng cường sức khoẻ, sự dẻo dai và giải toả căng thẳng cực hiệu quả.
Nguồn gốc ra đời của Ashtanga Yoga
Ashtanga Yoga xuất hiện trong một văn bản cổ mang tên Koruna do Vamana Rishi viết. Vào đầu những năm 1990, văn bản này được đạo sư Rama Mohan Brahmachari truyền lại cho Sri T. Krishnamacharya. Bắt đầu từ năm 1927, Pattabhi Jois bắt đầu học cùng Sri T. Krishnamacharya và được truyền lại tất cả những kiến thức có trong cuốn sách này.
Thời gian trôi qua, xã hội phát triển, Ashtanga Yoga đã được lan truyền rộng rãi và có số lượng người yêu thích và theo tập đông đảo trên khắp thế giới. Trong thực hành Ashtanga Yoga, hơi thở chính là linh hồn của bài tập. Việc kết hợp nhịp thở chính xác cùng các tư thế yoga giúp cho mọi mệt mổi, phiền não trong cơ thể và tâm trí bị tan biến nhanh chóng.
Xem thêm: YIN YOGA LÀ GÌ? TRẢI NGHIỆM THỰC HÀNH YOGA THEO CÁCH ĐẶC BIỆT
Ý nghĩa của 8 nhánh trong Ashtanga Yoga là gì?
Như đã đề cập ở trên, Ashtanga Yoga bao gồm 8 nhánh quan trọng Khi theo tập trường phái Yoga này, người tập phải thành thạo tất cả 8 nhánh này để hiểu bản chất, cốt lõi của Ashtanga Yoga.
Yama (Điều khiển)
Đây là chi đầu tiên và cũng là chi quan trọng nhất trong 8 chi. Đôi khi Yama còn được gọi với cách khác là 5 hạn chế hay 5 phẩm chất đạo đức người tập cần có khi theo đuổi trường phái này bao gồm:
- Ahimsa: Không bạo lực
- Asteya: Không trộm cướp
- Brahmacharya: Giữ sự trong sáng cho tâm hồn
- Chastity Aparigraha: Không tham lam
- Satya: Thành thật với chính bản thân và mọi thứ xung quanh
Niyama (Quy tắc ứng xử) trong Ashtanga Yoga
Nếu như Yama là những quy tắc trong đối ngoại thì Niyam lại hướng con người đến những điều nên có ở sâu trong tâm hồn. Các quy tắc nội tại này hỗ trợ cho quá trình thiền định sâu, bao gồm:
- Ishwara Pranidhana: Sự tận tâm và tấm lòng yêu thương cao cả
- Saucha: Một tinh thần sạch sẽ và tinh khiết
- Santosha: Sự mãn nguyện và hạnh phúc
- Tapas: Tinh thần khổ luyện trong tâm trí
- Svadhyaya: Chủ động tìm tòi, học hỏi và tích luỹ tri thức
Asana (Tư thế)
Trong tiếng Phạn, Asana có nghĩa là tư thế. Tại nhánh Asana đòi hỏi người tập phải thực hành, vận động cơ thể nhiều nhất. Tuy nhiên, việc luyện tập ở đây không chỉ với mục đích cơ thể dẻo dai, khoẻ mạnh mà còn phải kết hợp được cả sự thư thái tinh thần và suy nghĩ.
Pranayama (Kiểm soát hơi thở)
Hơi thở chính là linh hồn của Yoga. Theo các nhà thiền định xa xưa, hơi thở giúp con người lấy nguồn năng lượng vô hạn của vũ trụ để lưu trữ lại bên trong cơ thể. Ngoài năng lượng này sẽ giúp thực hiện tốt các tư thế; điều hoà cơ thể.
Pratyahara (Làm chủ cảm xúc)
Thực tế con người thường bị ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố bên ngoài. Học được cách làm chủ cảm xúc thì việc tập trung tâm trí vào cơ thể; động tác giúp người tập hiểu rõ bản thân; tìm ra những bản ngã còn ẩn giấu sâu bên trong.
Xem thêm:
- ĐÂU LÀ NHỮNG TƯ THẾ YOGA XÂY DỰNG SỨC MẠNH CỐT LÕI TỐT NHẤT?
- 7 TƯ THẾ YOGA CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU NHẤT ĐỊNH PHẢI TẬP QUA
Dharana (Tập trung)
Thông thường, não bộ của chúng ta luôn chứa hàng tỷ những suy nghĩ về con người; mọi thứ xung quanh; về quá khứ và tương lai. Dharana sẽ giúp con người chỉ tập trung vào tư thế và hơi thở, bỏ qua mọi suy nghĩ, phiền não bên ngoài.
Dhyana (Thiền định) trong Ashtanga Yoga
Đây chính là cảnh giới cao nhất của sự tập trung. Một khi thành công ở bước thiền định, cả cơ thể và tâm trí chỉ tập trung vào một thứ duy nhất; còn còn một chút suy nghĩ; không một tác động bên ngoài nào có thể ảnh hưởng đến bản thân. Đầu óc càng trống rỗng càng tốt.
Samadhi (Trạng thái phúc lạc)
Đỉnh cao của Dhyana chính là Samadhi – cảnh giới mọi yogi luôn muốn chinh phục. Lúc này toàn bộ cơ thể và các giác quan đều trong trạng thái say giấc chỉ có tâm trí là tỉnh táo; cảm nhận được mọi thứ xung quanh.
Kết luận
Để thăng được từng cấp trong 8 nhánh của Ashtanga Yoga đòi hỏi người tập phải có nền tảng chắc và tinh thần quyết tâm, kiên định đến cùng. Một khi chinh phục được từng cấp độ và đạt đến cảnh giới, người tập sẽ cảm nhận được rõ những những điều tinh tuý và giá trị tuyệt vời của Yoga mà không bộ môn nào khác có thể mang lại.