Thiếu Lâm Long Phi là một môn phái có nguồn gốc từ võ Thiếu Lâm (Trung Quốc). Khi võ thuật Trung Hoa du nhập vào Việt Nam đã được võ sư Nguyễn Văn Thinh chắt lọc; kết hợp với tinh hoa võ cổ truyền dân tộc và sáng lập thành môn phái mới của Việt Nam. Hiện nay, được sự tiếp quản của võ sư Nguyễn Minh Trí, môn phái ngày càng phát triển và tạo ra cho mình được nét độc đáo riêng biệt.
Thiếu Lâm Long Phi: Sự kết hợp hài hòa giữ võ thuật Trung Hoa và Việt Nam
Ở Trung Quốc rất nổi tiếng với câu nói “Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm”, có nghĩa là “mọi công phu trong thiên hạ đều được xuất phát từ Thiếu Lâm.
Bởi vì Trung Hoa và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng. Vì vậy vẫn luôn có sự giao lưu văn hóa giữa hai nước. Đặc biệt là võ thuật của Trung Quốc đã có ảnh hưởng lớn tới Việt Nam. Khởi tạo nên những võ phái của người Việt nhưng có nguồn gốc Trung Hoa. Trong đó tiêu biểu là môn phái Thiếu Lâm Long Phi.
Môn phái này được du nhập vào Việt Nam và bắt đầu hoạt động từ năm 1967; võ sư Nguyễn Văn Thinh sáng lập, đồng thời là trưởng môn phái đầu tiên. Khi mới thành lập, môn phái hoạt động chủ yếu ở Tân Bình ( Gia định), nay là TP. HCM.
Tới năm 1991 thì võ sư Thinh qua đời, võ sư Nguyễn Minh Trí trở thành trưởng môn phái đời thứ 2. Từ khi được võ sư Nguyễn Minh Trí dẫn dắt, môn phái ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu.
Kết hợp võ thuật với âm nhạc để tạo nét riêng biệt
1. Hệ thống kỹ thuật của môn phái Thiếu Lâm Long Phi
Hệ thống kỹ thuật của Thiếu Lâm Long Phi rất đa dạng. Môn phái này được tổng hợp kỹ thuật từ các thế võ cương nhu; công thủ cước pháp, quyền pháp Thiếu Lâm Trung Hoa, Tây Sơn Quyền Pháp. Tổng hợp lại, môn phái này hiện có tất cả 36 bài quyền pháp. Kèm theo đó là các bài binh khí: côn, kiếm, đơn đao, đại đao, trường thương.
2. Kết hợp giữa võ thuật với âm nhạc
Hiện nay, Thiếu Lâm Long Phi đã trở thành một trong những môn phái võ cổ truyền nổi tiếng nhất trong làng võ vùng Nam Bộ và hệ thống võ thuật cả nước. Môn phái không chỉ phát triển mạnh ở các tỉnh khu vực phái Nam như: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Trị, TP HCM mà còn phát triển ra khắp cả nước; các quốc gia khác trên Thế giới, được nhiều bạn bè quốc tế đón nhận.
Để tạo ra nét riêng biệt và đặc sắc cho võ phái, võ sư Nguyễn Minh Trí đã đưa âm nhạc vào võ thuật để tạo thành võ nhạc. Trên nền nhạc các bài hát gắn liền với đời sống và lịch sử dân tộc như: Hòn vọng phu, Bạch Đằng Giang, Phù Đổng Thiên Vương; võ sư Minh Trí đã biên tập và dàn dựng để giới thiệu tới mọi người nhiều tiết mục võ nhạc đặc sắc; để lại những dấu ấn khó quên. Chính nhờ sự kết hợp độc đáo này mà mọi người nhớ tới Thiếu Lâm Long Phi nhiều hơn.
Rất nhiều lần, võ sư Minh Trí cùng với đoàn võ thuật của mình đã tạo ra tiếng vang tại các cuộc thi võ thuật nhờ các bài biểu diễn võ nhạc. Trong 7 lần tham gia Liên hoan quốc tế võ thuật cổ truyền Việt Nam diễn ra tại Bình Định, các bài biểu diễn này đều được chọn vào công diễn trong buổi lễ bế mạc.
Lời kết
Môn phái Thiếu Lâm Long Phi ngày đầu thành lập chỉ gồm 1 võ sư, 4 HLV và 180 môn sinh. Nay đã lên tới số lượng 500 võ sinh; 8 huấn luyện viên cấp cao, 12 huấn luyện viên trung cấp và 36 hướng dẫn viên. Để đạt tới kết quả như thế này, công lao lớn nhất là của võ sư Nguyễn Minh Trí. Chính nhờ có ông mà môn phái đã được quảng bá rộng rãi hơn tới mọi người. Góp phần làm rạng danh tinh hoa võ thuật Việt.