Mọi người vẫn thường biết đến bộ môn yoga có thể giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện sự dẻo dai cho cơ thể lên từng ngày. Bộ môn hiện cũng không còn xa lạ khi đã được tập luyện rộng rãi trên toàn thế giới. Yoga cũng được chia thành kiểu hình thức tập luyện hay trường phái khác nhau để phù hợp với nhu cầu tập luyện. Kickfit Sports sẽ tổng hợp chi tiết về những trường phái yoga ở Việt Nam hiện nay đang được tập luyện hàng ngày. Cùng theo dõi bài viết dưới để biết thêm các thông tin chi tiết về bộ môn yoga này nhé!
Sự phát triển gắn liền với văn minh nhân loại của bộ môn yoga
Yoga là những đặc trưng của tập luyện thể chất và tinh thần bắt nguồn từ Ấn Độ 5000 năm trước. Yoga làm cho chúng ta có thể đạt được giới hạn cao nhất, vừa có sức khỏe vừa cải thiện tuổi thọ. Nó giúp ta thay đổi cảm xúc và hướng ta đến lối sống lành mạnh. Yoga cũng đã có một quá trình hình thành và phát triển xuyên suốt với lịch sử của thế giới. Yoga trải qua các thời kỳ như tiền cổ điển, cổ điển, hậu cổ điển và thời kỳ hiện tại.
Thời kỳ tiền cổ điển
Đây là thời kỳ đặt những viên gạch đầu tiên của yoga, yoga ra đời trong nền văn minh Sarasvati ở miền Bắc Ấn Độ từ hơn 5000 năm trước. Thuật ngữ yoga xuất hiện lần đầu tiên trong kinh của người Ấn là kinh Vệ Đà. Nó là những bài hát, thần chú và văn bản lễ nghi được sử dụng bởi Brahmans. Yoga được phát triển do tinh thần Brahmans và nhà thơ Rishis là những người có niềm tin vào Áo Nghĩa Thư. Đây là một cuốn kinh nói về yoga được viết bằng tiếng Phạn. Áo Nghĩa Thư là việc hy sinh cái tôi và tập luyện vượt qua cái tôi,…
Thời kỳ cổ điển
Thời kỳ tiền cổ điển, yoga đang bị mẫu thuẫn với nhau do chưa có sắp xếp được khái niệm và kỹ thuật sao cho được thống nhất. Yoga ở thời cổ điển đã hệ thống được bộ sưu tập 196 kinh điển Ấn Độ về lý thuyết thực hành yoga. Những bài tập này được biên soạn bởi Sage Patanjali. Sách của Patanjali hướng đến “8 con đường chinh phục” bao gồm những bước, bài tập hướng dẫn thiền định và khai sáng. Patanjali là cha dẻ của Yoga và cuốn kinh yoga do ông viết vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến hiện đại.
Thời kỳ hậu cổ điển
Sau thời của Patanjali thì những bậc thầy yoga đã kinh nghiệm khi hệ thống các bài tập yoga cho cơ thể khỏe khoắn hơn. Họ cũng phủ nhận những niềm tin cổ xưa trong kinh Vệ Đà. Họ cho rằng tập luyện để có cơ thể trẻ trung mới là ý nghĩa thật sự của sự khai sáng. Thời kỳ này tập trung phát triển các bài tập Tantra yoga là những bài tập nền tảng làm cho cơ thể và tinh thần “sạch” hơn, giúp kết nối tinh thần và cơ thể lại với nhau.
Thời kỳ yoga hiện đại
Cuối thế kỷ 19 những người Ấn Độ bắt đầu sang phương Tây để truyền bá và giảng dạy yoga. Bắt đầu ở Chicago rồi đến Swami Vivekananda. Vào những tập niên 20, 30 của thế kỷ trước thì Hatha yoga được biết đến rộng rãi hơn bởi Krishnamacharya. Người đã thành lập trường tập yoga đầu tiên ở Myscore năm 1924. Học trò của Krishnamacharya tiếp tục lý tưởng của ông về yoga phổ biến nó rộng ra khắp thế giới. Họ còn viết hơn 200 cuốn sách về yoga và lập 9 ngôi đền và nhiều trung tâm dạy yoga.
>>> Xem thêm: CÁC TRƯỜNG PHÁI YOGA PHỔ BIẾN NHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG
Trường phái hatha yoga
Một trong các trường phái yoga ở Việt Nam là hatha yoga, chính là sự chuyển động mang đến thế cân bằng. Trong tiếng Phạn, Hatha là từ của mặt trời và mặt trăng. Việc tập luyện sẽ mang lại sự cân bằng giữa cơ thể và tâm trí từ sâu bên trong. Cho tới hiện nay đã có gần 200 tư thế hatha yoga và nhiều kỹ thuật tập luyện khác. Có tác dụng thư giãn cho cơ thể, cân bằng dẻo dai và lưu thông máu tốt hơn. Hatha yoga không chỉ là những tư thế mà còn là triết lý sống giữa con người với thiên nhiên. Hatha đã xuất hiện nhiều trong cuốn sách yoga của Patanjali. Hatha yoga mang ý nghĩa sâu sắc và triết lý đặc biệt. Ngụ ý là người tiếp cận yoga bằng sự nỗ lực , tâp luyện hít thở cho đến thiền định.
Triết lý trong hatha yoga
Trong kinh của Patanjali, yoga sẽ được chia thành 8 chi khác nhau. Đó là asana, dharana, dhyana, pranayama, pratyahara, niyama, samadhi và yamas.
- Asana là tư thế tập yoga phát triển tính kỷ luật, sự tập trung từ đó làm cho việc ngồi thiền được diễn ra lâu dài.
- Dharana chỉ sự tập trung cao độ loại bỏ hết những thứ làm phân tâm.
- Dhyana là sự thiền định khai mở trí tuệ và dễ dàng tiếp thu, bình tĩnh.
- Pranayama là kĩ thuật thở hỗ trợ người tập cảm thấy tỉnh táo và tự giác.
- Pratyahara là tập trung các giác quan, làm xua tan dục vọng, tâm thức.
- Niyama là 5 quy tắc đạo đức như Sauca là trong sạch, mãn nguyện, sự giác, sự học và thiêng liêng.
- Samadhi sự giác ngộ và là cảnh giác cao nhất đạt được.
- Yamas là 5 quy tắc gồm không gây tổn thương, không ăn trộm, hào phóng, khiêm tốn và chân thành.
Lợi ích của hatha yoga
- Xua tan mệt mỏi và thư giãn cơ thể.
- Làm bản thân hiểu rõ bản ngã của chính mình và sống có mục đích hơn.
- Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ có hiểu quả giảm cân tốt nhất.
- Tăng cường hệ miễn dịch để chống lại mọi bệnh tật.
- Rèn luyện cho xương khớp được chắc khỏe.
>>> Xem thêm: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC ĂN CƠM XONG CÓ NÊN TẬP YOGA
Thông tin về kundalini yoga – trường phái yoga ở Việt Nam
Nguồn gốc của kundalini yoga
Loại hình kundalini yoga đã rất phổ biến trên thế giới nhưng nguồn gốc thì chưa được xác định chính xác. Nghiêm cứu cho rằng kundalini đã có từ nhiều thế kỷ trước và được đề cập trong văn bản từ thời Vệ Đà (khoảng 1500 – 600 TCN). Kundalini yoga gắn với tên tuổi của Yogi Bhajan là người dạy yoga có quốc tịch Pakistan. Ông cũng là người truyền bá yoga vào phương Tây từ những năm 1960. Kundalini trong tiếng Phạn là vòng trơn hoặc con rắn cuộn tròn. Khi tập luyện kundalini sẽ khơi dậy sức mạnh đang ngủ yên ở gốc cột sống theo dạng con rắn cuộn tròn. Nguồn năng lượng được đánh thức chính là lúc cơ thể được cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Điểm khác biệt của kundalini yoga
Kundalini yoga là một quá trình lặp đi lặp lại và kết hợp thiền, niệm chú, bài tập thở. Cụ thể gồm 6 phần chính:
- Niệm chú khi bắt đầu tập.
- Thực hiện các bài tập thở hoặc động tác kéo giãn cột sống.
- Thực hiện Kriya làm cho năng lượng cơ thể có phản ứng bằng cách di chuyển chính xác.
- Thư giãn cơ thể và tâm trí.
- Thiền để cải thiện khả năng nhận thức.
- Niệm chú kết thúc buổi học.
Lợi ích của kundalini yoga cho sức khỏe người tập
- Hỗ trợ cải thiện nhận thức.
- Dễ dàng kết nối cơ thể với tâm thức.
- Giảm áp lực và căng thẳng trong cuộc sống.
- Tạo dựng niềm tin cho bản thân.
- Thu hút năng lượng tích cự và tăng cường sự sáng tạo.
Trường phái vinyasa yoga
Đặc điểm của vinyasa yoga
Vinyasa yoga là chuỗi các tư thế yoga giúp người tập kết nối giữa tâm trí và mang lại sự dẻo dai cho cơ thể. Nó bao gồm các động tác chuyển tiếp với hơi thở nhẹ nhàng. Bộ môn phù hợp với nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các động tác của vinyasa yoga sẽ có sự chuyển tiếp uyển chuyển và kết thúc bằng việc hút thở nhẹ nhang và đều đặn.
Trong vinyasa yoga sẽ chia ra 3 cấp độ là cơ bản, trung cấp và nâng cao. Mỗi một cấp độ khó sẽ tăng dần và có sự liên kết để tạo nền tảng tập luyện cấp cao hơn. Người tập nên tập luyện từ cấp thấp nhất để có thể hiểu hết mọi thư về vinyasa yoga . Những người mới gia nhập bộ môn nên sử dụng gạch tập, khăn hay dây tập để hỗ trợ tập luyện. Hoặc đến tập tại các lớp dạy yoga chuyên nghiệp để có những trải nghiệm chân thật nhất.
Lợi ích của vinyasa yoga
- Giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm hay rối loạn lo âu.
- Rèn luyện sự dẻo dai và tươi trẻ cho cơ thể.
- Giúp giảm mỡ và định hình vóc dáng.
- Tăng cường các hoạt động của phổi hiệu quả hơn.
- Biết yêu thương cơ thể đúng cách.
>>> Xem thêm: HATHA YOGA LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ TRƯỜNG PHÁI HATHA YOGA
Bật mí cách chọn loại hình yoga phù hợp cho bản thân
Hiện tại các trường phai yoga ở Việt Nam khá nhiều khiến cho những người mới hoang mang trong việc lựa chọn. Mỗi loại hình yoga sẽ có những đặc điểm và lợi ích phù hợp cho từng đối tượng. Sự đa dạng này cũng là kết quả cho việc mong muốn làm hài lòng tiêu chuẩn, mục đích luyện tập của mọi người.
Dựa vào thể trạng
Cơ thể của bạn chính là sự phản ánh cho sức khỏe của bạn. Bởi mỗi người sẽ có một cơ thể và có cấu tạo bộ phận có chút khác biệt. Không phải ai cũng có thể làm được hết tất cả động tác trong yoga. Đó cũng là lý do vì sao lại có nhiều trường phái yoga ở Việt Nam đến như vây. Bạn cần biết giới hạn của bản thân để có thể đáp ứng việc tập luyện suôn sẻ. Đôi khi việc theo đuổi sở thích của mình cũng tiềm ẩn rủi ro.
Sở thích cá nhân
Sự yêu thích là loại cảm xúc thể hiện chân thật nhất trong mỗi con người . Vậy nên nếu có ấn tượng hay yêu thích một loại hình yoga cũng sẽ dễ dàng tập luyện hơn. Bạn có thể dựa vào sở thích để chọn trường phái yoga muốn tập. Đây cũng là cách tạo động lực cho việc tập luyện được thường xuyên và liền mạch. Tuy nhiên đôi khi theo đuổi sở thích của mình cũng tiềm ẩn rủi ro.
Mục tiêu tập luyện
Bạn cần có một đích đến cuối cùng trong việc tập luyện yoga này. Bạn cần đặt câu hỏi liên tục cho mình là tập luyện vì điều gì? Rất nhiều mục đích như giảm cân, nâng cao sức khỏe, giảm stress, cân bằng cuộc sống,… Từ đó sẽ có kết quả chọn lựa được hình thức tập luyện phù hợp nhất. Để có thể tạo ra kết quả cao nhất vẫn có thể kết hợp tập luyện các trường phái yoga ở Việt Nam cùng lúc. Miễn sao cơ thể có thể thích nghi và có những trải nghiệm tuyệt vời với bộ môn này.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ TRẢI NGHIỆM YOGA CÙNG HLV GỐC ẤN ĐỘ MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY