Trong quá trình thực hành yoga đã bao giờ bạn nhầm lẫn giữa các tư thế. Theo như kinh thánh yoga thì có 8.400.000 tư thế. Vì vậy không khó hiểu khi có nhiều tư thế nhìn thì có thể giống nhau nhưng lại mang tác dụng và cách thức tập luyện khác nhau. Ví dụ điển hình là giữa hai tư thế rắn hổ mang và tư thế chó ngửa mặt. Sẽ không ít người nhầm lẫn giữa hai tư thế này nếu không tìm hiểu kỹ về nó. Vậy hai tư thế này khác nhau như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Sự khác nhau giữa tư thế chó ngửa mặt và tư thế rắn hổ mang
Trong tiếng Anh, tư thế yoga chó ngửa mặt được gọi là Upward Facing Dog Pose; tên gọi tiếng Phạn là Urdhva Mukha Svanasana. Tên tiếng Anh của tư thế rắn hổ mang là Cobra Pose, còn tên tiếng Phạn là Bhujangasana.
Theo như cách thức thực hành của hai tư thế này chúng có một số đặc điểm khác nhau như:
- Trong tư thế yoga chó ngửa mặt chỉ có phần mu bàn chân chạm thảm. Còn đối với tư thế rắn hổ mang toàn bộ phần mặt trước của chân sẽ chạm thảm.
- Trong tư thế yoga chó ngửa mặt tay của chúng ta phải duỗi thẳng. Trong tư thế rắn hổ mang tay chúng ta có thể gập lại nếu chưa chưa thể mở hết vùng lưng.
- Ở tư thế chó ngửa mặt cổ chúng ta vươn cao mà không cần ngửa hẳn cổ ra phía sau như tư thế rắn hổ mang.
Về tác dụng, hai tư thế này có sự khác biệt hoàn toàn. Đối với tư thế thứ nhất giúp tác động nhiều vào các nhóm cơ tay, cơ vai, cơ đùi và bắp chân. Trong khi đó tư thế rắn hổ mang lại tác động vào nhiều hơn vùng cơ trung tâm và giãn đều phần cột sống. Vì vậy khi thực hiện tư thế rắn hổ mang chúng ta không nhất thiết phải đẩy tay thẳng. Bởi khi đẩy thẳng cổ tay quá mức sẽ khiến cho phần thắt lưng chịu rất nhiều áp lực gây ra những chấn thương không mong muốn.
Tư thế rắn hổ mang có thể cải thiện một số vấn đề về đau nhức cột sống. Còn tư thế chó ngửa mặt để tạo nên sức bền cho cơ thể.
Các bước thực hiện tư thế chó ngửa mặt
- Bắt đầu ở tư thế plank.
- Thở ra đồng thời gập khuỷu tay sao cho đến khi kheo tay vuông góc.
- Từ từ nghiêng người lần lượt sang hai bên để đặt mu bàn chân chạm thảm.
- Dùng tay nâng người lên sao cho chỉ có phần mu bàn chân chạm thảm. Giữ cho đầu gối thẳng. Xương sống giãn dài, thả lỏng phần thắt lưng. Mở lồng ngực, cuộn bả vai lại. Nâng cằm lên sao cho mắt nhìn chéo 45 độ.
- Hít thở đều và giữ ở tư thế này lâu nhất có thể
Các bước thực hiện tư thế rắn hổ mang
- Bắt đầu bằng tư thế nằm sấp trên thảm. Duỗi 2 chân ra sau sao cho mũi bàn chân chạm sàn. Hai tay thả lỏng, đặt xuôi theo cơ thể, khuỷu tay áp sát vào với cơ thể.
- Chống 2 tay lên thảm, 2 tay đặt ngay dưới ngực. Dùng lực ấn đùi và hông sát sàn. Sau đó, sử dụng lực từ bàn tay từ từ nâng phần thân trên lên.
- Tiếp tục dùng lực đẩy cơ thể lên cho đến khi cơ thể được kéo căng. Kéo vai ngược về sau và giữ chặt hông
- Giữ nguyên tư thế rắn hổ mang này trong khoảng 15 – 30 giây, lặp lại nếu cần và tùy theo sức lực của bạn.
Xem thêm:
- 7 BÀI TẬP YOGA CỐT LÕI NÀY SẼ ĐỐT CHÁY TOÀN BỘ MỠ THỪA CHO CƠ BỤNG CỦA BẠN
- CHUỖI KẾT HỢP YOGA VÀ PILATES NÀY SẼ MANG LẠI CHO BẠN CƠ THỂ MƠ ƯỚC
- ĐỊA CHỈ PHÒNG TẬP YOGA Ở THANH XUÂN CỦA KICKFIT SPORTS
Một số lỗi sai phổ biến khi thực hành
Mặc dù tư thế này khá đơn giản nhưng chúng ta vẫn thường xuyên mắc phải một trong những các lỗi sau:
- Lỗi sai định tuyến bàn tay là một lỗi khá phổ biến. Cụ thể là khi chúng ta đặt bàn tay trên thảm, lòng bàn tay toàn bộ phải chạm thảm, các ngón tay xòe rộng và ngón giữa hướng thẳng về phía trước. Cánh tay của chúng ta vuông góc với mặt thảm. Mặc dù vậy chúng ta thường hay bấu những ngón tay xuống thảm hoặc cánh tay không vuông góc. Điều đó làm cho cổ tay của chúng ta phải chịu một áp lực lớn rất dễ bị chấn thương cổ tay.
- Lỗi vai gần cổ tay đó là khi đẩy thẳng tay chúng ta bị tụt vai xuống dưới làm cho hai vai gần chạm tới tay, che khuất phần cổ của chúng ta.
- Hai bàn chân cách nhau quá xa cũng là một lỗi người tập hay mắc phải. Hai bàn chân của chúng ta khi thực hiện tư thế này chỉ cách nhau một khoảng bằng hông.
Tham khảo thêm:
- 5 LỖI SAI KHI TẬP YOGA PHÁ HOẠI HIỆU QUẢ CỦA BÀI TẬP
- CHI PHÍ LỚP HỌC YOGA Ở CẦU GIẤY BAO NHIÊU TIỀN MỘT THÁNG?
Tư thế rắn hổ mang và tư thế chó ngửa mặt trông khá giống nhau và khiến cho nhiều người nhầm lẫn. Đặc biệt, những người mới tập yoga rất khó phân biệt hai tư thế này. Sự nhầm lẫn trong lúc tập có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn. Nghiêm trọng hơn có thể gây nên tình trạng đau nhức xương khớp. Chính vì thế, cần phải phân biệt rõ hai tư thế này để thực hiện đúng và đạt kết quả tốt nhất.