Myanma là nước có đường biên giới tiếp giáp với 3 nước Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Do đó đất nước này chịu ảnh hưởng không nhỏ từ văn hóa, tập tục và võ thuật. Mặc dù chịu ảnh từ võ thuật Trung Quốc và Ấn Độ nhưng võ thuật cổ truyền của Myanma là Bando vẫn giữ được bản sắc riêng. Không lấy nền tảng là ngũ hình quyền của Trung Quốc. Bando dựa theo phong cách chiến đấu của nhiều con vật như bọ cạp, lợn rừng và chăn
1.Phong cách chiến đấu của Bando
Bando được coi là phong cách chiến đấu chủ yếu là phòng thủ. Môn võ này có nguồn gốc từ Miến Điện. Nó là sự hài hòa giữa kỹ thuật đá của karate, kỹ thuật ném của judo và phong cách chiến đấu bằng dao, giáo và gậy. Một trong những chiến thuật Bando được các võ sư sử dụng nhiều nhất là phòng thủ cho đến khi đối phương mệt lả mới bắt đầu ra đòn phản công.
Trong chiến đấu những bộ phận trên người được môn võ này tận dụng một cách triệt để như kỹ thuật từ khuỷu tay, cánh tay, đầu gối và mu bàn chân. Đặc biệt trong bộ môn này có kỹ thuật quật ngã đối phương bằng cách các chiêu ghì mạnh ở cổ. Kỹ thuật mô phỏng lại từ hình ảnh heo rừng khi phòng vệ và tấn công
Kỹ thuật của Bando khuyến khích dùng cả hai hình thức tấn công và phòng thủ. Một số kỹ thuật tấn công được mô phỏng lại dựa trên chuyển động của động vật như:
- Lợn rừng: Kỹ thuật thiên về đầu gối và khuỷu tay
- Rắn hổ mang: Tấn công điểm yếu của đối thủ
- Khỉ: Biểu tượng cho sự di chuyển nhanh nhẹn trong chiến đấu
- Bọ cạp: Đòn đá vòng cầu được mô phỏng theo đuôi của loài bọ cạp
- Chăn: Kỹ thuật siết chặt đối phương
- Nai: Những thế nhảy ra khỏi vùng tấn công của đối thủ
2. Nguồn gốc võ Bando của Myanma
Cách đây 2000 năm những nhà sư Ấn Độ đã mang văn hóa và võ thuật của họ tới Miến Điện. Sau đó võ thuật Trung hoa đã phát triển và lan rộng sang các nước láng giềng trong đó có Myanmar. Dần dần võ thuật Myanmar đã tiếp thu và chắt lọc những kỹ thuật phù hợp để tạo nên Bando. Sự pha trộn giữa võ thuật Trung Quốc và Ấn Độ đăc biệt là phong cách bắt chước thế tấn công của động vật là những nền tảng đầu tiên khai sinh ra Bando. Lịch sử Bando gắn liền với những ngôi chùa phật giáo và các giáo lý của họ. Những vị sư tăng tại chùa cũng thường xuyên luyện tập môn võ này.
3. Hệ thống cơ sở môn võ cổ truyền của Myanmar
Tất cả các trường dạy Bando đều bắt đầu bằng cách dạy môn sinh của mình cách thủ thế và đứng tấn. Giai đoạn đầu tiên này kéo dài trong vài tháng đầu. Nhưng đối với một số trường hợp giai đoạn đầu có thể kéo dài trong nhiều năm. Điều này tùy thuộc vào người hướng dẫn hoặc tùy vào phong cách Bando mà môn sinh theo học
Trong giai đoạn thứ hai của quá trình đào tạo. Môn sinh phải trải qua một loạt các kỹ năng phòng thủ như chặn và đánh ngang. Vào cuối giai đoạn thứ 2 môn sinh đã được trang bị đầy đủ kỹ thuật phòng vệ trước những kẻ tấn công có vũ khí và không có vũ khí. Nhưng các môn sinh trong giai đoạn này không được coi là võ sĩ chính thức
Ở giai đoạn thứ ba. Đây là lúc các môn sinh được học các thế tấn công của các loài vật. Nhưng thứ môn sinh được chỉ bảo nhiều hơn đó là thái độ. Thái độ trong chiến đấu rất quan trọng đối với một võ sĩ Bando. Những môn sinh cần học cách tôn trọng thầy dạy và học cách khiêm tốn.
Lời kết
Ngày nay võ Bando của Myanma không chỉ giới hạn mình trong khuôn khổ là một môn võ chiến đấu. Bando còn được biết đến như một bộ môn yoga. Môn võ thuật cổ truyền của Myanma hiện tại không nhắm đến chiến đấu hay giác ngộ. Mà để duy trì một sức khỏe bền bỉ, phòng chống bệnh tật và là một cách phục hồi rất tốt trong trị liệu.