Cách đây gần 200 năm, tại Trung Quốc có một môn võ xuất hiện, kết hợp tinh hoa của 3 phái võ lớn gồm Phật gia quyền, Thái gia quyền và Lý gia quyền. Người sáng lập ra bộ quyền pháp này là Trần Hưởng. Ông đặt tên cho bộ quyền pháp này là Thái Lý Phật quyền. Cùng tìm hiểu về bộ quyền pháp này nhé.
Nguồn gốc lịch sử
Trần Hưởng (1805 hoặc 1814 – 1875) người Củng Bắc, Kinh Mai, Tân Hội, Quảng Đông – Trung Quốc. Xuất thân là con nhà nông, năm 12 tuổi ông đi theo chú ruột là Trần Viễn Hộ học Phật Gia Quyền. Năm 19 tuổi, ông lại theo Lý Hữu Sơn – sư tổ của Lý Gia Quyền, học Lý Gia Quyền. Sau này ông lại bái Thái Phúc – sư tổ của Thái Gia Quyền làm sư phụ. Năm 34 tuổi, Trần Hưởng trở về quê và mở trường truyền dạy võ. Ông đã chuyên tâm nghiên cứu quyền pháp của ba môn phái Thái Gia, Lý Gia, và Phật Gia. Sau đó tích hợp những tinh hoa thành một danh phái mới được gọi là Thái Lý Phật quyền.
Bộ quyền này là một trong 13 danh quyền được lưu truyền tại Quảng Châu, Phật Sơn, Phiên Ngung, Giang Môn, Hồng Kông, Ma Cao. Ngoài ra quyền pháp này còn được lưu truyền tại các nước khu vực bắc Mỹ, Canada.
Đặc trưng kỹ pháp của Thái Lý Phật quyền
Đặc điểm chung
Về mặt kỹ pháp, bài quyền tích hợp kỹ pháp của ba lưu phái Nam Quyền trên. Tuy nhiên ở phần cước pháp thì sử dụng đòn đá nhiều giống Bắc Thiếu Lâm.Chính xác thì bài quyền này cũng có nguồn gốc từ Hồng Gia Quyền của Hồng Hy Quan. Có những đặc trưng chung như Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật là sử dụng Kiều pháp, Ngũ Hình quyền của Nam Thiếu Lâm. Điểm khác là có thêm các kỹ pháp của Phật Gia Quyền và cước pháp của Bắc Thiếu Lâm. Thậm chí có rất nhiều động tác nhảy nhót và bay lượn.
Phong cách của môn võ này đa dạng trông giống như Châu Gia Quyền sau này. Nhưng bay nhảy và dùng đòn chân nhiều hơn, đá cao hơn, trong khi Châu Gia Quyền vẫn còn nét Nam Quyền với các thế tấn thấp. Các thế tấn trong Thái Lý Phật quyền không đòi hỏi phải đứng thấp như Nam Quyền. Kỹ thuật chủ về tấn công nhiều hơn, di chuyển nhanh hơn và có lối đánh trường trận như các võ phái Bắc Thiếu Lâm.
Về kình lực trong quyền thuật thì Thái Lý Phật lại theo hẳn đường lối của Nam Quyền. Các kỹ thuật co kình, súc kình, sử dụng tiếng thét lớn khi xuất thủ, khí thế dũng mãnh. Phong cách dữ dội có cương có nhu, tầm hoạt động của thế quyền rộng rãi, có đánh dài ngắn của các loại Nam Bắc quyền phối hợp.
Xem thêm:
- LỢI ÍCH CỦA THÁI CỰC QUYỀN – PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN TRỊ BỆNH TỰ NHIÊN
- TƯỢNG HÌNH QUYỀN – QUYỀN PHÁP CỔ TRUYỀN ĐẶC SẮC CỦA TRUNG QUỐC
Hệ thống Kỹ thuật luyện Thái Lý Phật quyền
Hệ thống các bài quyền cũng hoàn chỉnh và có tính hệ thống cao bao gồm:
- Sơ cấp có các bài: Tiểu Mai Hoa, Tiểu Thập Tự, Tứ Môn Kiều, Triệt Hổ Chưởng…
- Trung cấp có: Bình Quyền, Thập Tự Khấu Đả, Mai Hoa Bát Quái…
- Cao cấp có: Ngũ Hình quyền, Hổ Hình, Đạt Đình Bát Quái, Phật Quyền, Bạch Mô Quyền…
- Bài binh khí có khoảng 32 bài: Đơn Yêu Đao, Tiểu Mai Hoa Song Đao, Tả Hữu Thập Tam Thương, Song Hiệp Đơn Côn, Trừu Sát Bát Quái Côn, Thanh Long Kiếm, Kim Nhuyễn Tiên.
- Đối luyện có 22 bài cả quyền và binh khí.
- Trang pháp có 18 bài: Mã Trang, Xứng Trang, Tam Tinh Trang, Xuyên Long Trang, Luyện Bộ Trang, Đại Mai Hoa Quyền Trang, Bát Quái Côn Trang.
Xem thêm:
- ĐIỂM HUYỆT – CÔNG PHU ẢO DIỆU TƯỞNG CHỪNG CHỈ CÓ TRÊN PHIM KIẾM HIỆP
- BÁT QUÁI CHƯỞNG – QUYỀN PHÁP UY LỰC TRỨ DANH TRUNG QUỐC
- VÕ ĐANG – MÔN PHÁI VÕ THUẬT LÂU ĐỜI SÁNH NGANG THIẾU LÂM
Kết thúc
Mặc dù có lịch sử phát triển chỉ khoảng gần 200 năm. Tuy nhiên, Thái Lý Phật quyền vẫn có hệ thống kỹ thuật rất uyên thâm và đa dạng nhờ vào việc kế thừa những tinh hoa của các môn phái lâu đời trước đó. Nhờ vậy mà danh tiếng và tầm ảnh hưởng của phái này không hề thua kém các môn phái khác. Tham gia blog của Kickfit Sports để nhận thêm nhiều kiến thức về võ thuật cổ Trung Hoa nhé.