Bokator xuất hiện trong truyền thuyết của người Campuchia như một môn võ dùng để đánh đuổi thú dữ. Câu chuyện bắt đầu cách đây 2000 năm. Những người Campuchia sống trong làng gần rừng bị đe dọa bởi con sư tử hằng ngày rình mò tấn công ngôi làng. Để giúp ngôi làng thoát khỏi cơn ác mộng này chiến binh Khmer đã chiến đấu với con sử tử và hạ gục nó chỉ bằng một cú lên gối. Ông dạy lại những chiêu thức để những ngôi làng gần rừng đánh đuổi thú dữ. Những chiêu thức đó còn lưu truyền đến ngày nay và trở thành biểu tượng võ thuật của đất nước Campuchia
1. Lịch sử hình thành của võ Bokator cổ truyền Campuchia
Bokator là một trong những môn võ thuật cổ truyền Campuchia. Nó cũng là môn võ lâu đời nhất Đông Nam Á với hơn 1000 năm tuổi gắn liền với văn hóa người Khmer. Chính vì thế, nhiều người còn gọi Bokator là võ Khmer.
Ý nghĩa của môn võ Bokator là võ đánh sư tử. Không chỉ có trong truyền thuyết, Bokator xuất hiện trên khắp các chiến trường của đế chế Khmer cổ đại. Sự đặc biệt của môn võ này ở chỗ lấy cả thân mình làm vũ khí chiến đấu. Bokator còn mô phỏng lại phong cách chiến đấu của các loài vật như ngựa, chim, đại bàng, rắn, hổ,….
Nền văn hóa Campuchia gắn liền với Bokator được thể hiện rõ nhất qua những bức phù điêu khắc họa tư thế chiến đấu của võ sĩ trên các ngôi đền cổ. Môn võ này có hơn 10.000 kỹ thuật chiến đấu sử dụng khuỷu tay, ném đá, vật và khóa siết,…Trong thời kỳ cai trị của Khmer Đỏ. Vào những năm 1970. Môn võ này bị xóa sổ. Chính quyền sợ những võ sư sẽ hợp lại nổi dậy. Nên những cuộc tàn sát người theo Bokator liên tục sảy ra. Họ phải tìm cách trốn thoát ẩn náu và tiếp tục duy trì môn võ dân tộc này.
Sau nhiều năm lưu vong một bậc thầy trong giới Bokator là sư phụ San Kim Sean quay trở về tìm lại hậu duệ cho môn võ cổ truyền dân tộc. Ông mang sứ mệnh củng cố niềm tin đã mất của người dân và hồi sinh lại Bokator cho thế hệ sau này.
2. Nghệ thuật môn võ dân tộc của Campuchia
Võ cổ truyền Campuchia Bokator không chỉ dạy chiến đấu tay không mà những kỹ thuật sử dụng vũ khí cũng được áp dụng. Những vũ khí phổ biến được dùng trong môn võ thuật Khmer này là gậy tre và gậy ngắn. Sở hữu hơn 10.000 thế võ, số lượng kỹ thuật lớn như này rất khó để lưu truyền nguyên vẹn.
Để giữ gìn truyền thống, ngày nay những võ sĩ thi đấu môn võ dân tộc này phải mặc như những người lính Khmer cổ đại khi ra trận. Các võ sĩ sẽ được quấn khăn Kramas quanh lưng như một chiếc đai bảo vệ. Ngoài ra các phần bắp tay sẽ được buộc thêm sợi dây biểu tượng cho sức mạnh. Người Khmer cổ đại tin rằng việc thắt dây sẽ tăng thêm sức mạnh cho người lính trong các trận chiến.
>>> Xem thêm: Top 4 môn võ cổ truyền Việt Nam có sức mạnh vươn ra thế giới
3. Hệ thống phân bậc các đai trong Bokator
Võ Bokator cũng tương tự như Muay Thái, Karate, Taekwondo hay một số môn võ cổ truyền khác của Việt Nam chính là có phân cấp các bậc đai. Thế nhưng, sự phân cấp này không giống nhau giữa các môn phái.
Các cấp bậc đai được thể hiện trên màu sắc của khăn Kramas. Gồm có 7 màu khác nhau trong hệ thống. Bắt đầu từ hệ thấp nhất là màu trắng lục, lam, đỏ, nâu, đen và vàng. Trong số 10.000 kỹ thuật thì võ sư phải thành thạo 1000 kỹ thuật để lấy đai Kramas đen. Mức cao nhất của Bokator là đai vàng. Đây là thành tích cao nhất trong võ thuật dân tộc của Campuchia. Đạt được đai vàng được coi là thành tựu nghệ thuật cao quý của các võ sĩ. Tuy nhiên các võ sĩ phải dùng ít nhất 10 năm để có được đai Kramas vàng.
Lời kết
Bokator là nghệ thuật đồ sộ với 10.000 kỹ thuật trong đó 341 bộ phong cách chiến đấu. Đây cũng là bộ môn đại diện cho võ thuật Campuchia cổ truyền. Bokator đã truyền cảm hứng cho những người yêu thích võ thuật trên thế giới bởi tính đa dạng trong các thế võ. Tại Campuchia câu chuyện võ đánh sư tử vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Môn võ này được đưa vào chương trình giảng dạy của các lớp giáo dục thể chất và quân đội nhằm lưu giữ bản sắc dân tộc.