Trong cuốn sách “Một cuộc sống đáng để thở” của thạc sĩ yoga Max Strom cho biết: “Pranayama đã bị bỏ lại ở phía sau. Nó giống như câu chuyện cổ tích của nàng lọ lem. Pranayama bị bỏ qua trong khi các cô gái xinh đẹp “asana” là những khách mời danh dự của các phòng tập yoga. Nhưng hãy trao cho Pranayama cơ hội và bạn sẽ nhận ra đó chính là nữ hoàng thực sự của yoga”. Các bài tập hít thở Pranayama mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Đồng thời hỗ trợ tích cực trong các bài tập asana. Vì vậy hãy tìm ra nữ hoàng trong cơ thể của bạn bằng 4 bài tập Pranayama dưới đây.
Bài tập hít thở Pranayama: Ujjayi Pranayama
Ujjayi Pranayama thường được gọi là “hơi thở chiến thắng” hoặc “hơi thở đại dương”. Bài tập này làm rung động thanh quản, từ đó kích thích các thụ thể cảm giác truyền tín hiệu cho dây thần kinh phế vị để tạo ra hiệu ứng làm dịu hệ thần kinh. Ujjayi Pranayama giúp chúng ta tập trung chú ý vào hơi thở của mình khi thực hành asana.
Hãy thử thực hiện như sau: Hít vào bằng mũi sau đó thở ra từ từ, tạo ra âm thanh “HA”. Sau đó ngậm miệng lại, giữ cho phần sau của cổ họng giống như hình dạng mà chúng ta đã sử dụng để tạo “HA” khi chúng ta thở ra bằng mũi.
Nadi Shodhana Pranayama
Nadi Shodhana Pranayama là hình thức thở xen kẽ giữa hai lỗ mũi phải và trái. Một nghiên cứu cho thấy rằng sau 7 ngày thực hành kỹ thuật này, các hệ thống thần kinh hoạt động quá mức về cơ bản đã được tái tạo cân bằng. Và một nghiên cứu nữa cho thấy 90 người bị huyết áp cao đã hạ huyết áp và cải thiện sự tập trung tinh thần.
Bài tập này thường được sử dụng vào cuối mỗi chuỗi asana để chuẩn bị tâm lý cho việc thiền định. Ngồi ở một tư thế thoải mái. Khép bàn tay phải của bạn nhẹ nhàng trước mũi, tiếp theo mở rộng ngón cái và ngón đeo nhẫn. Nhẹ nhàng đóng lỗ mũi bên phải của chúng ta bằng ngón tay cái. Hít vào bằng lỗ mũi bên trái, sau đó đóng nó lại bằng ngón đeo nhẫn. Mở lỗ mũi phải của bạn và thở ra từ từ bằng lỗ mũi phải. Lặp lại các động tác vừa rồi 5 lần.
>>> Xem ngay:
- 7 TƯ THẾ YOGA KHAI THÁC SỨC MẠNH CỦA 7 LUÂN XA HIỆU QUẢ NHẤT
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ KẾT HỢP YOGA VÀ THIỀN ĐỂ TỐI ĐA HOÁ LỢI ÍCH CỦA CẢ HAI BỘ MÔN?
- REVIEW PHÒNG TẬP YOGA Ở TÂY HỒ CÓ HLV NGƯỜI ẤN ĐỘ
Kumbhaka Pranayama
Kumbhaka Pranayama là bài tập duy trì hơi thở. Nếu chúng ta hít sâu và giữ ở đó 10 giây, cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều dưỡng khí hơn. Nín thở làm tăng áp lực bên trong phổi và giúp phổi có thời gian giãn nở hoàn toàn, tăng sức chứa. Nhờ đó máu đến tim tốt hơn, não bộ và cơ bắp được cung cấp nhiều oxy hơn.
Thực hiện bài tập này sau asana để chuẩn bị cho bài tập thiền. đầu hít vào là căng phồng bụng (hay chính xác là làm phổi phồng lên hết mức có thể). Giữ hơi thở trong 10 giây. Tuy nhiên đối với những người không thể giữ được hơi thở 10 giây thì có thể giữ 3 giây. Sau 10 giây hãy hít vào nhiều hơn thêm một chút, rồi giữ nó càng lâu càng tốt.
Bài tập hít thở Pranayama: Kapalbhati Pranayama
Kapalbhati Pranayama được dịch là hơi thở của lửa. Phương pháp thở này tiếp thêm sinh lực và kích hoạt hệ thần kinh giao cảm. Trong một nghiên cứu sử dụng điện cực EEG để đo hoạt động của não, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phương pháp này làm tăng tốc độ ra quyết định trong một bài kiểm tra đòi hỏi sự tập trung. Tuy nhiên đối với những người bị căng thẳng bài tập này không hẳn là một quyết định hay.
Nó có thể là khởi đầu trước khi thực hành asana, khi bạn cảm thấy ể oải hoặc muốn tăng cường trí não. Để bắt đầu hãy hít vào rồi thở ra từ từ. Hít vào một lần nữa và bắt đầu thở ra để kéo nhanh cơ bụng dưới làm đẩy không khí ra ngoài trong thời gian ngắn. Việc hít vào của chúng ta là bị động giữa mỗi lần thở ra chủ động. Lặp lại các động tác này 25-30 lần thở ra.