Trung Quốc là quốc gia có nền võ thuật phát triển bậc nhất phương Đông và cả trên thế giới. Cho tới hiện tại, Trung Quốc có hàng trăm môn phái với hàng ngàn môn võ cổ truyền khác nhau. Tượng hình quyền là bộ quyền pháp đặc sắc được phổ biến tại khắp các miền Nam Bắc Trung Hoa. Bộ quyền này mô phỏng “thần thái, bộ hình” các loại động vật, cả đến biểu hiện hình tượng một số nhân vật lịch sử cổ đại nhất định. Hôm nay Kickfit Sports sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về môn võ đặc biệt này nhé.
Lịch sử của Tượng Hình Quyền
Từ xa xưa, Bồ Đề Đạt Ma đã học Kalari rồi dạy lại cho các tăng sư chùa Thiếu Lâm. Ông đã dạy các bộ nội công (Dịch Cân Kinh, Tẩy Tủy Kinh, Bát Đoạn Cẩm) để giúp các nhà sư tăng cường sức khỏe. Sau này dựa trên các căn cơ nội công đó mà các nhà sư Thiếu Lâm tự phát triển ra kĩ thuật riêng của mình. Tượng hình quyền từ đó mà ra đời và được lưu hành từ thời Tây Hán.
Nguyên lý và các chiêu thức trong Tượng Hình Quyền
Bộ quyền pháp này được phân chia làm hai loại: tượng hình và thủ ý. Loại trước mô phỏng hình thái, cử động của các loài động vật đặc trưng và nhân vật là chính. Loại sau lấy ý ở những chỗ tương đối mạnh đặc thù trong chiến đấu của động vật để bổ sung cho các động tác thực trong các chiêu thức quyền thuật. Tượng Hình Quyền bao gồm các chiêu thức :
Hổ Quyền
Hổ quyền yếu chỉ quyền pháp nhằm luyện gân cốt, chỉ lực cùng sự vững chãi, nhanh nhẹn, phát huy nội lực, để có sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt khi phát kình nội lực. Hổ Quyền không chỉ nhằm phát triển uy lực mà còn nhằm biến đổi tình trạng gân, xương để tăng sức mạnh cho cổ và sống lưng.
Kỹ thuật căn bản trong Hổ Hình Quyền là Hổ Trảo. Hổ Trảo hình thành bằng cách quặp các ngón tay theo dáng của móng cọp. Đây là một đòn tấn công thẳng, ngắn để kéo, bẻ, xé hoặc ép tới. Đích nhắm của Hổ Trảo là mặt, cổ, háng, cánh tay hoặc cổ tay. Kỹ năng tiếp theo là Hổ Chưởng, lấy đốt phát kình, lấy khí tạo lực, thế quyền hung mãnh. Cổ, họng dùng kình cực kỳ mãnh liệt, nghiến răng mím miệng, mắt hổ hau háu thể hiện cho đầy đủ cái oai của mãnh hổ.
Hầu Quyền
Trải qua nhiều đời truyền bá và phát triển, hầu quyền, túy quyền, địa đường quyền. Ba loại quyền này tích hợp lẫn vào nhau, thu dụng các sở trường sở đoản của nhau. Dần dần chuyển từ bắt chước về hình thể lấy múa làm chủ thành các phương pháp chiến đấu bằng tay không. Hầu quyền hai miền Nam, Bắc có sự khác nhau rất nhiều. Phương Nam coi trọng đánh sát gần, liền đòn tức là phương pháp cận chiến nhập nội. Phương Bắc khéo lừa đánh đấm từ xa, khai thác sơ hở của đối phương mà tung đòn hiểm hóc.
Đặc điểm chung là nhẹ nhàng linh hoạt, đưa kỹ thuật của võ thuật vào trong hình dạng khỉ. Trong khi đi quyền chú trọng vào tay mắt chiếu cố nhau, chiêu liền thế liền, lên xuống nhẹ khéo, chân thân hợp nhất, nội ngoại tương hợp, công thủ liên tục khép kín. Hình thái động tác có thể khái quát là cương nhu, linh hoạt, mềm mại, khéo, vươn, co. Thủ pháp thì có: tóm, duỗi, chọn, cắt, giảo (hoạt), bắt, khép, đẩy… Thoái pháp có quấn, dậm, tạt, bật… là các đòn chân. Về khí giới thì gồm các bài múa hầu côn, hầu kiếm…
Xà Quyền trong Tượng Hình Quyền
Gọi là Xà quyền vì bắt chước hình, thần, ý, kình của rắn. Thời nhà Minh, Thiếu Lâm quyền và Nam quyền, trong đó đã có xà quyền. Thời nhà Thanh trong Hình ý quyền, Bát quái chưởng đã có xà hình thủ bộ, gần đây đã dần hoàn chỉnh. Về kỹ pháp thì có đánh mở màn, đánh tĩnh, đánh dụ trá bại, đánh mạnh xung quyền, đánh chạy, đánh đám đông, đánh lớn, đánh liều lĩnh cố giành thắng trong bại… Xà quyền có giá trị thực dụng tương đối cao. Trong chiến đấu thực sự thì yêu cầu: “Thân phải lắc lư, bộ hình phải di chuyển không ngừng, hai tay chợt né vươn mà đánh, bước vòng vèo bước hợp thân,… Dùng chỉ pháp (ngón tay) thọc vào yết hầu (cổ họng) nhanh và chính xác.
Xà quyền có các bài múa chủ yếu là: xà thần luyện nguyệt, kim xà lục khởi, xà phiên thiên chân, bạch xà phẫn mạt, xà đằng tẩu lộ, giác xà ứng vĩ… đều do các động tác hình tượng hóa tổ hợp các động tác cơ bản của loài rắn tinh tuyển thành. Về khí giới thì có xà hành đao, xà hành kiếm…
Đường Lang Quyền
Đường Lang Quyền có Thất Tinh Đường lang, Lục Hợp Đường Lang. Các bài quyền thường có kết cấu nghiêm ngặt, quyền cước phong phú và biến ảo, khéo léo. Về kỹ pháp gồm “5 nhanh” là nhanh tay, nhanh chân, nhanh bước, nhanh thân, chiêu thức nhanh. Ngoài ra còn có thuyết “bảy dài”, “tám ngắn”, “tám đánh và tám không đánh”. Dài có đánh dài, khí dài, kình dài, tay dài, hông dài, bước dài, gân dài. Ngắn thì có đốt ngắn, thế ngắn, tâm ngắn… Cao đánh thấp không đánh, nội đánh ngoại không đánh, gần đánh xa không đánh, vươn đánh thu không đánh, mở đánh đòng không đánh, hư đánh thực không đánh. Đồng thời còn cường điệu tượng hình giữ ý, để có hình tượng và đấu kình của bọ ngựa.
Còn có Nam phái Đường Lang tương truyền đời nhà Thanh ở Quảng Đông có người là châu Á Nam sáng tác ra. Về lý, pháp, thế so với Bác phái tuyệt nhiên không giống. Nhiều đòn ngắn, ít đánh dài, một bước một đòn, vẫn giữ hình tay bọ ngựa, thực phát ra kình lực của Nam quyền. Do đó cần phải quy vào hệ của Nam phái.
Kê Quyền
Tương truyền Nguyễn Lữ là người sáng tạo ra môn võ Hùng Kê Quyền vào thời Sơn Tây. Đây là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi. Đặc trưng của bài quyền là những động tác dũng mãnh của gà chọi. Kê Quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm mô phỏng hình mỏ gà, các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Thủ pháp độc đáo nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ như các huyệt đạo, ngực, hầu… Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách hiệu quả, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương.
Kết Luận
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về môn võ Tượng Hình Quyền bao gồm lịch sử hình thành và các chiêu thức đặc trưng. Ngoài ra còn rất nhiều chiêu thức được phát triển từ thần thái bộ hình của các loài động vật khác như mèo, báo, chim… Nếu bạn còn điều điều gì chưa hiểu hoặc cần giải đáp, hãy để lại ý kiến ở dưới phần bình luận hoặc liên hệ hotline của Kickfit Sports để được tư vấn kĩ hơn.