Sinh ra bởi võ sĩ đường phố Achmad Daradjat. Tarung Derajat là môn võ chứa rất nhiều đòn hiểm và tàn bạo. Đôi khi những kỹ thuật trong môn võ này bị cấm do tính sát thương quá cao. Những pha ra đòn hiểm của Tarung Derajat như đấm, đá, đạp vào cổ họng, chùi chỏ hay lên gối đều và vật theo kiểu bẻ xương được phép sử dụng trong môn võ này. Bởi vậy môn võ thuật đường phố này có thể gây ra chấn thương nặng cho võ sĩ. Tarung Derajat thiếu tính thượng võ nhưng lại giàu tính bạo lực. Tuy vậy tại SEA games lần thứ 26 chủ nhà Indonesia đã đưa môn võ này vào biểu diễn để quảng bá võ thuật nước nhà.
1.Sơ lược lịch sử về môn võ đường phố của Indonesia
Cha đẻ của Tarung Derajat là Achmad Daradjat. Ông sống tại khu vực Bandung nơi có tỷ lệ tội phạm rất cao. Từ bé ông phải học cách thích nghi với môi trường khắc nghiệt này. Những trận ẩu đả thường xuyên diễn ra. Achmad phải tự học cách bảo vệ mình bằng cách phản kháng hoặc trốn chạy. Vốn là đứa trẻ cứng rắn. Nhưng ông lại có thân hình khiêm tốn hơn những bạn cùng lứa, những cuộc ẩu đả khiến ông thương tích đầy mình. Có khi là bị đánh tập thể đến suýt mất mạng.
2. Cách Tarung Derajat được hoàn thiện
Điều đáng buồn nhất là khi Achmad bị đánh đến mức phải cầu cứu nhưng không ai giúp đỡ ông. Điều này đã thôi thúc Achmad tham gia các khóa huấn luyện tự vệ. Mỗi lần đi tập về người ông đều sưng tấy và đầy những vết bầm tím. Nhưng không vì thế mà ông nản lòng. Ngày qua ngày Achmad tiếp thu những kiến thức học được trên khóa huấn luyện và tự tạo ra những kỹ thuật riêng của mình. Bởi vậy sau này khi hoàn thiện Tarung Derajat, môn võ này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những môn võ Pencak Silat, Kick boxing, Karatedo,… Điều đáng nói ở chỗ những kỹ thuật trong Tarung Derajat rất tàn bạo. Thậm chí có những kỹ thuật bị cấm của những môn võ kết hợp trên.
3. Đặc điểm của Tarung Derajat
Tarung Derajat như một đứa con lai được tìm thấy trong võ thuật Indonesia. Một số kỹ thuật cơ bản của môn võ này là đấm, đá, cùi chỏ, lên gối,… Tất cả những kỹ thuật bị cấm trong các môn võ nổi tiếng như Pencak Silat, Kick boxing, Karatedo,… Thì đều được cho phép tại Tarung Derajat. Phong cách môn võ này tập trung vào 5 nguyên tắc kiên trì, tốc độ, sức mạnh, sự chính xác và lòng dũng cảm.
Để rèn luyện môn võ này. Các võ sư phải luyện tập ít nhất một năm rưỡi để có thể kiểm soát kỹ thuật và học được sự trầm tĩnh trong môn võ. Do kỹ thuật tàn bạo môn võ cần luyện tinh thần nhiều hơn luyện sức. Nên những người theo học môn võ này cần kiểm soát cách ra đòn nếu không sẽ gây trấn thương rất nghiêm trọng. Tại Indonesia những người đạt đến cấp ngũ đẳng mới được tham gia thi đấu. Kỹ thuật chết người của Tarung Derajat là kết hợp đòn chân, tay liên tiếp không cho đối thủ nghỉ ngơi sau đó tiêu diệt gọn.
4. Tarung Derajat và SEA games
Vào SEA games lần thứ 26. Chủ nhà Indonesia đã đưa môn võ này vào như một cách quảng bá võ thuật nước nhà. Môn võ này đã lược bỏ một số kỹ thuật như đòn gối, đòn chỏ. Đối với nữ thì không được đấm vào mặt. Tuy nhiên điều này cũng không giảm được tính sát thương trong môn võ. Rất nhiều vận động viên liên tiếp bị chảy máu mặt, giập sống mũi. Tệ hơn là cấp cứu ngay tại chỗ. Tại kỳ SEA games lần thứu 26 có 2 vận động viên phải nhờ tới bác sĩ chăm sóc chấn thương ở phần đầu và phần chân.
Lời kết
Môn võ đường phố này được các lực lượng vũ trang Indonesia tập luyện vì tính hiệu quả cao trong chiến đấu. Tuy nhiên để tham gia thi đấu Tarung Derajat cần giảm tính bạo lực và kiểm soát những kỹ thuật hiểm để không mang những trấn thương đáng tiếc cho người luyện tập.