Đấu vật Mông Cổ đã có từ hàng thế kỷ trước. Môn thể thao này đại diện cho 1 trong 3 môn thể thao truyền thống độc đáo ở Mông cổ. Trong xã hội Mông cổ truyền thống. Các đô vật luyện tập môn thể thao này có địa vị văn hóa quan trọng. Họ được coi là biểu tượng đại diện cho những lý tưởng cổ xưa về sức mạnh, tinh thần thể thao xuất chúng và cao quý. Trải qua nhiều thế kỷ phát triển. Các nghi lễ đấu vật của người Mông cổ vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Điều này minh chứng cho việc đấu vật Mông Cổ có sự gắn kết bền chặt với văn hóa đất nước.
1.Lịch sử của đấu vật Mông Cổ
Các nhà khoa học tin rằng đấu vật của người Mông Cổ có nguồn gốc cánh đây khoảng bảy nghìn năm. Theo một bức điêu khắc trên đá cổ từ thời kỳ đồ đồng được tìm thấy tại Ulziit soum thuộc tỉnh Dundgobi. Bước tranh đã miêu tả lại một lễ hội đấu vật của người Mông Cổ. Điều này chứng minh những trận đấu vật đã có trước cả thế vận hội Hy Lạp. Trong quá khứ một số nhà lãnh đạo quân đội đã sử dụng môn thể thao này để luyện tập cho binh lính của mình. Việc này nhằm nâng cao thể chất và củng cố khả năng cận chiến khi không có vũ khí.
2. Đấu vật Mông Cổ trong ngày hội Naadam
Đấu vật Mông Cổ được coi là một trong ba kỹ năng mà đàn ông Mông Cổ phải có. Hai môn thể thao còn lại để chứng minh ” tính đàn ông” là bắn cung và cưỡi ngựa. Hằng năm lễ hội Naadam được tổ chức vàng ngày 11 và ngày 12 tháng 7. Lễ hội truyền thống này nhằm tưởng nhớ những công vinh to lớn của Thành Cát Tư Hãn. Cũng như để tôn vinh sức mạnh của con người nơi đây. 3 môn thể thao là sự góp mặt không thể thiếu trong lễ hội này.
Các đô vật tham gia tranh đấu sẽ mặc trang phục truyền thống của xứ thảo nguyên. Ngoài ra các đô vật sẽ đội thêm một chiếc mũ với nhiều rải ruy băng khác nhau. Những rải ruy băng này nói lên họ đã có những thành tích gì trong môn thể thao truyền thống này.
Nữ giới và trang phục đấu vật
Theo những câu truyện dân gian của người Mông Cổ, nữ giới không được phép tham gia bộ môn thể thao truyền thống này. Nhưng đã từng có nữ đô vật cải trang thành nam để thi đấu trong lễ hội Naadam và dành chiến thắng. Đây là sự cố lớn khiến nhà tổ chức bối rối. Do đó bộ trang phục đã được tạo ra để không người phụ nữ nào có thể cải trang thành đàn ông một lần nào nữa.
Trước khi bắt đầu trận đấu, các đô vật sẽ thực hiện một nghi lễ để tưởng nhớ truyền thống và bày tỏ sự thành kính của mình bằng cách cùng nhảy một điệu nhảy truyền thống xung quanh lá cờ Mông Cổ ở trung tâm sân vận động trong trang phục như những con đại bàng.
3. Trận đấu của những người đàn ông
Các trận đấu của người Mông Cổ thường được tổ chức trên bãi đất trống được trải sỏi. Môn thể thao này không có hạng cân. Do đó những đô vật nhỏ hơn không có lựa chọn nào khác ngoài việc sẽ đối đầu với những người đàn ông to gấp nhiều lần so với mình. Lễ hộ Naadam thu hút rất nhiều các đô vật đến từ các thành phố khác nhau của Mông Cổ sẽ đến trang tài. Có tới 512 đô vật sẽ tham gia 9 vòng đấu. Sau 9 vòng loại. Người chiến thắng cuối cùng sẽ nhận được tiền bạc, danh sự và sự tôn trong.
Lời kết
Đấu vật Mông Cổ là hình ảnh biểu tượng cho sức mạnh, niềm tự hào và nét độc đáo trong văn hóa của xứ thảo nguyên. Môn võ thuật này không chỉ giới hạn trong khuôn khổ những kỹ năng chiến đấu. Mà được lưu giữ và tái hiện trong lễ hội lớn nhất cả nước. Môn đấu vật truyền thống như một hình ảnh đầy tự hào. Nhắc nhở người dân Mông Cổ về những chiến tích oai hùng trong lịch sử