Trung Quốc là quốc gia có lãnh thổ rộng lớn, vì vậy mỗi vùng miền sẽ có những đặc điểm, văn hoá cơ bản khác nhau. Võ thuật cũng vì thế mà có sự khác nhau và được chia thành theo Bắc, Nam. Nam Quyền là hệ thống các võ phái ở miền Nam Trung Hoa có nguồn gốc từ chùa Nam Thiếu Lâm.
Lịch sử, nguồn gốc Nam Quyền
Lịch sử Nam Quyền có từ hơn 400 năm trước. Nó được lưu hành ở các tỉnh bờ Nam sông Trường Giang với nội dung vô cùng phong phú. Nam quyền ở các nơi tự thành thể hệ có phong cách riêng. Thời nhà Tống, nhà Minh, các sư tăng chùa Thiếu Lâm đi vân du khắp miền nam bắc Trung Hoa. Họ đã truyền bá quyền pháp Thiếu Lâm ra bên ngoài làm cho các môn quyền thuật có dịp bồi bổ và sáng tạo ra nhiều kỹ thuật phong phú, đa dạng sau này.
Năm 1949, sau khi thống nhất Trung Hoa đại lục, nhà nước Trung Quốc đã thống nhất các phái võ khắp miền Nam Bắc Trung Hoa và đặt tất cả dưới sự chỉ đạo của Viện Võ thuật Trung ương Bắc Kinh. Nam Quyền được nghiên cứu lại và hệ thống thành các bài nhất lộ, nhị lộ, tam lộ để thích hợp với các chương trình thi đấu thể thao quốc gia và các nước trong khu vực châu Á.
Điểm đặc trưng trong kỹ pháp
Điểm chung của Nam Quyền
Nam quyền là lấy hình làm quyền, lấy ý làm thần, lấy khí thúc lực, lấy quan phát khí. Động tác giản dị rõ ràng, thế quyền kịch liệt, giàu vẻ đẹp dương cương. Chi trên động tác tương đối nhiều, thân pháp thì yêu cầu trầm vai hạ khuỷu, co ngực mở lưng. Về thủ pháp chuyên đánh ngắn, cầm nã, điểm đánh các huyệt vị. Bộ pháp phần lớn yêu cầu lấy tứ bình đại mã làm cơ sở, hạ thấp trọng tâm. Bộ pháp ổn định vững vàng, đồng thời yêu cầu hạ chân xuống đất như mọc rễ.
Nam quyền chính tông ít có động tác nhảy vọt, lăn, lật. Coi trọng xúc kình, yêu cầu khí trầm đan điền, khi phát lực thì kình từ gót chân nổi lên chân, hông, tay quán xuyến liền một. Phần lớn có tiếng hét để trợ lực, khí thế ào ạt.
Những đặc trưng riêng của một số võ phái
Trừ đặc điểm chung, các chi phái Nam quyền lại có đặc điểm riêng.
- Tượng hình quyền, Long Hình Quyền lấy luyện “thần” làm chính, đặc biệt coi trọng khí trầm đan điền. Hai cánh tay trầm tĩnh, huyệt Lao cung, huyệt Dũng tuyền và huyệt Bách Hội phải thông nhau. Khi cùng người giao đấu thì thường dùng “long trảo” ngoài như sắt trong như bông, trong lỏng ngoài chặt, trong mềm ngoài cứng.
- Hổ Hình Quyền thì lấy luyện xương cốt là chính, khi luyện thì phải đẩy khí toàn thân, tay cứng hông thực, sức ở nách phải đầy đủ, một khí liến đủ, từ đầu chí cuối không lơi lỏng.
- Hạc Hình Quyền lấy luyện tinh làm chủ. Lấy theo hình Hạc thì tinh đủ, thần tĩnh. Khi luyện phải ngưng tinh đúc thần, lỏng tay động khí, tâm thủ tương ứng.
- Nhạc Gia Quyền lấy công làm chủ lấy thủ làm phục, công thủ đủ đầy, cương kình có lực, chú trọng thực dụng, tay trái là hư tay phải là thực, bộ pháp linh hoạt.
- Điêu Gia Quyền lấy thủ là chính lấy công là thứ, trong nhu có cương, trong cương có nhu, mượn sức của đối phương mà thừa kế phản kích.
Ngoài các môn võ kể trên thì các môn phái khác đều có đặc điểm riêng.
Vũ khí sử dụng trong Nam Quyền
Về khí giới chủ yếu có Nam côn, gậy, tứ môn đao, mai hoa đao, hợp tử đao, song đao, tam tiêm soa, đơn giản, song giản, liễu công quải, búa, mâu, bừa, thuẫn. Ngoài ra còn sử dụng đòn gánh, cuốc, ghế ngồi… là các dạng binh khí. Các khí giới này luyện tập đều theo đặc điểm của Nam quyền.
Kết Luận
Qua bài viết ta có thể thấy Nam Quyền là hệ thống quyền pháp có đặc điểm chung là rèn luyện ý lực, sức mạnh thể chất, cùng với đó là tính kiến trì, chịu khó chịu khổ. Ngoài ra, nếu có nhu cầu tập luyện hay hiểu thêm về các bộ môn thể thao võ thuật. Hãy liên hệ hotline hoặc truy cập Kickfit-sports.com để đăng ký ngay nhé.