Leithwei là môn thể thao không knockout thì hòa. Nếu bạn biết đến MMA bởi tính mạnh mẽ và bạo lực nhất thì hãy xem một trận Leithwei để định nghĩa lại khái niệm bạo lực của bạn. Muay Thái sẽ thực sự bắt đầu tại hiệp hai hoặc hiệp ba thì võ sĩ Leithwei sẽ cố gắng hạ gục bạn từ giây đầu tiên của hiệp một. Nghệ thuật bát chi của muay Thái đã đủ khiến cơ thể võ sĩ thành một cỗ máy chiến đấu thì Leithwei sẽ cho bạn thấy chi thứ chín. Những trận đấu đầy máu me của MMA hay tính tàn bạo của muay Thái sẽ chẳng là gì nếu bạn biết đến Leithwei
1.Leithwei là gì?
Leithwei có nguồn gốc từ Myanmar. Là một môn võ thuật đối kháng cực kỳ nguy hiểm và tàn bạo. Các kỹ thuật của môn võ này có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng. Leithwei còn được gọi là quyền anh tay trần của người Miến điện. Tuy nhiên nếu quyền anh phương Tây chỉ được phép dùng những cú đấm thì quyền Miến điện được phép dùng tám chi của muay Thái và thêm 1 kỹ thuật húc đầu được gọi là chi thứ chín.
2. Sơ lược lịch sử của nghệ thuật cửu chi của Myanmar
Sự tồn tại đầu tiên của Leithwei từ đế chế Pyu từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên đến giữa thế kỷ thứ 11. Nghệ thuật cửu chi cùng thời với các môn võ như Bando và Banshay. Ba môn võ này được các quân đội Myanmar cổ đại luyện tập trong các cuộc chiến tranh giữa các nước có chung biến giới.
Trận đấu Leithwei thời xưa được tổ chức nhằm mục đích giải trí và phổ biến ở nhiều tầng lớp xã hội. Bất cứ ai cũng thể thách đấu từ tầng lớp quý tộc đến người hầu cũng có thể thượng đài. Khi đó các trận đấu diễn ra trong hố cát thay vì trên sàn đấu. Những võ sĩ tham gia sẽ dùng sợi gai hoặc những mảnh vải thô để bảo vệ các khớp tay khi giao đấu. Trận đấu không có giới hạn nào cho các võ sĩ. Không có thời gian hiệp đấu, không có hệ thống tính điểm và không hòa. Trận đấu chỉ kết thúc khi tìm thấy người chiến thắng cuối cùng bằng cách hạ gục đối thủ triệt để.
3. Bốn trong chín kỹ thuật quan trọng nhất của Leithwei
Tương tự như kỹ thuật tám chi của muay Thái. Võ sĩ Leithwei được quyền tấn công bằng bộ phận thứ 9 là headbutt (húc đầu). Mỗi kỹ thuật đều là một phần quan trọng đối với võ sĩ nhưng sau đây là bốn đòn tấn công nguy hiểm nhất trong boxing tay trần.
Đòn đánh cùi chỏ xoay tròn là một động tác hiệu quả trong giao đấu. Đòn đánh yêu cầu cơ thể bạn di chuyển ra khỏi vùng tấn công của đối thủ. Đồng thời tạo một khoảng cách hoàn hảo để xoay chỏ vào mặt đối thủ. Khi đòn đánh thực hiện thành công đối thủ sẽ mất thăng bằng vì lực xoay của cùi chỏ. Một số trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến gãy mũi
Đá vòng tròn: Là một cú đá trực tiếp vào phía sau đầu làm đối phương mất thăng bằng. Những cú đá vòng sẽ hiệu quả nhất khi đối thủ đang trong thế phòng thủ.
Nhảy đầu gối : Kỹ thuật này mang tính sát thương lớn vì đầu gối của võ sĩ sẽ đập trực tiếp vào mặt đối thủ. Khả năng giập mũi và gãy mũi xảy ra rất cao
Húc đầu: Chi thứ 9 trong nghệ thuật cửu chi. Kỹ thuật này gây tổn thương cho cả hai võ sĩ. Các võ sĩ Leithwei không được phép sử dụng giáp bảo vệ ngoài băng đa quấn tay. Nên phần đầu cũng được các võ sĩ tận dụng để tấn công đối thủ
Boxing tay trần của Myanmar là môn thể thao bạo lực. Những võ sĩ không chiến đấu để biểu diễn cho đẹp. Tính quyết chiến của môn võ thuật này rất cao. Nếu như một trong hai võ sĩ không sử dụng đòn knockout thì hòa. Đây là đặc điểm khắc nghiệt nhất của môn võ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc muốn chiến thắng bạn bắt buộc phải cho đối thủ đo sàn.