Nhật Bản là quốc gia có tinh thần võ đạo rất cao. Trong lịch sử hình thành và phát triển, Nhật Bản sản sinh ra nhiều môn võ, các môn võ có bản chất khác nhau và đề rất đặc sắc. Nếu Judo được xem là quốc võ của Nhật thì Sumo được xem là truyền thống, là tôn giáo (Shinto). Vậy đấu vật Sumo có điểm gì đặc biệt để được đưa lên tầm tôn giáo ? Hãy cùng Kickfit Sports tìm hiểu về môn thể thao này nhé.
Đấu vật Sumo là truyền thống của Nhật Bản
Ở Nhật Bản, Sumo thực sự được tôn sùng và coi đó là tôn giáo, là bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó Sumo cũng là một môn thể thao, võ thuật và nghệ thuật. Theo truyền thống, Sumo được tổ chức tại các lễ hội, các vùng của Nhật Bản trong các đền thờ. Thanh niên có thể lực tốt được chọn để tham gia nghi thức Sumo trước bàn thờ thần để tỏ lòng tôn kính các vị thần và cảm tạ ân đức. Do tính tôn giáo cao như vậy, Sumo rất nghiêm khắc trong quy ước nghi thức, các lực sĩ không mặc gì ngoại trừ một chiếc khố. Sumo liên quan rất sâu đến tôn giáo bản địa của người Nhật là Shinto và đến Hoàng gia Nhật.
Ở Việt Nam cũng có một nghi thức tôn giáo khá tương đồng với Sumo như hội vật Liễu Đôi ở Bắc Ninh, hội vật làng Sình ở miền Trung tổ chức vào mùng 10 tết âm lịch hằng năm. Hội vật ở Việt Nam có mục đích cầu cho mùa màng bội thu, tôn vinh tinh thần thượng võ. Điểm khác là Sumo chỉ được chạm 2 lòng mu bàn chân xuống sàn, các đô vật sẽ bị xử thua nếu bất kì bộ phận nào khác chạm sàn hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn. Đối với vật ở Việt Nam, bạn chỉ thật sự chiến thắng khi ép được lưng đối thủ chạm sàn.
Những vấn đề của lực sĩ Sumo
Giải đầu
Tại Nhật Bản, cơ quan quản lý các lực sĩ và tổ chức giải đầu gọi là Hiệp Hội Sumo. Giải đầu truyền thống được tổ chức vào các tháng 1,3,5,7,9,11 hàng năm. Hai lực sĩ sẽ được chia ra hai bên đông và tây. Lực sĩ sẽ được tăng hạng và tăng lương khi có thành tích tốt. Lương của các lực sĩ tương ứng với các hạng và được quy định chung mặc dù các lực sĩ có thể thuộc các lò Sumo khác nhau.
Cấp bậc trong đấu vật Sumo
Trong đấu vật sumo chuyên nghiệp, các lực sĩ được chia ra 10 hạng từ cao đến thấp như hình phía dưới. Trong đó Yokozuna là hạng cao nhất với mức lương vào khoảng hơn 600 triệu đồng mỗi tháng. Tiếp đó là hạng Ozeki có mức lương khoảng hơn 500 triệu đồng mỗi tháng. Ở 6 hạng đầu, các trận đấu được gọi là ” đấu ở sân trước “, có truyền hình trực tiếp. Ở hạng các hạng dưới sẽ không có lương từ Hiệp Hội Sumo mà chỉ nhận được tiền tiêu vặt từ thầy của mình. Những trận đấu của họ gọi là ” đấu ở sân sau ” và không được truyền hình trực tiếp.
Từ hạng Ozeki trở xuống nếu thua nhiều hơn thắng trong 2 giải liên tiếp thì sẽ bị tụt hạng. Ở hạng Yokozuna, các Sumo không bị tụt hạng nhưng nếu để thua 2 giải liên tiếp thì sẽ bị khiển trách, thua 3 giải liên tiếp sẽ bị buộc giải nghệ. Vì vậy lực sĩ nào cũng phải luôn cố gắng.
Điều kiện để trở thành Sumo
Để trở thành Sumo, người ứng tuyển phải thoả mãn những điều kiện khắt khe. Những yêu cầu như: Là nam giới, độ tuổi tham gia trễ nhất là 23 tuổi, cao từ 1m67, nặng ít nhất 67kg. Sau khi trải qua các kỳ sát hạch về sức khoẻ, độ bền, tốc độ…. quá trình tập luyện, ăn uống theo chế độ để trở thành Sumo. Tuy có ngoại hình khá béo nhưng Sumo không bị béo phì. Hàng năm họ phải trải qua những cuộc kiểm tra sức khoẻ để đảm bảo không bị bệnh tim mạch. Các Sumo luôn phải giữ lượng mỡ dưới 30%.
Qua đây, Kickfit Sports đã giúp bạn hiểu thêm về bộ môn đấu vật Sumo. Môn thể thao truyền thống độc đáo của Nhật Bản, mang đậm nét tôn giáo thiêng liêng. Nếu bạn có vấn đề gì cần giải đáp, hãy để lại ý kiến ở phần bình luận hoặc liên hệ tới hotline để được tư vấn kỹ nhất.