Cùng với những Thiếu Lâm quyền, Võ Đang quyền… tạo nên bộ 7 quyền pháp vang danh thiên hạ. Bát Quái Chưởng đực sử sách ghi chép lại với sự tôn trọng bậc nhất. Bộ quyền này cũng được tái hiện lại qua nhiều bộ phim kiếm hiệp với uy lực cực kì mạnh. Hôm nay, Kickfit Sports sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ về bộ môn này nhé.
Nguồn gốc của Bát Quái Chưởng
Các giả thuyết
Nguồn gốc của Bát Quái Chưởng không được ghi chép cụ thể trong bất kì văn tự nào trước đây. Có thuyết cho rằng đạo nhân Bích Vân, Thanh Vân ở dải núi Nga Mi tại Tứ Xuyên truyền lại. Lại có thuyết cho là tiền thân của môn võ này là “Âm dương Bát quái chưởng” từng lưu truyền một dải Giang Nam. Có nhà nghiên cứu lại suy đoán từ “Lam Di ngoại sử – Tĩnh Biên ký”, có ghi: “ Thời Gia Khánh Đinh Tỵ có người tên Vương Tường Giáo ở huyện Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông miền Hoa Bắc dạy quyền pháp mà quyền đó là tiền thân của bộ quyền này.
Nguồn gốc khả thi
Vào cuối đời Thanh, danh quyền Đổng Hải Xuyên là người sáng tác ra Bát quái chưởng. Đời Thanh Hàm Phong (tức Thanh Thế Tôn 1851-1862) với máu giang hồ nghĩa hiệp, ông hành tẩu phương Nam, lê gót suốt một dải Giang Tô, An Huy, Tứ Xuyên… Có thời điểm tránh loạn lạc, ông ẩn vào núi, gặp đạo sĩ truyền dạy thuật khải thị (luyện về tầm hiểu biết siêu nhiên, nhìn trước được sự vật và dùng ngôn từ, động tác hàm súc để báo trước cho mọi người biết). Từ những thuật cao siêu của Đạo giáo đã lĩnh hội, khi xuống núi ông kết hợp với quyền thuật đã được tập luyện dần sáng tác ra bộ chưởng pháp này.
Hệ Thống Kỹ Thuật của Bát Quái Chưởng
Nguyên lý thực hiện
Hệ thống kỹ thuật của bài quyền này cực giống thuật đạo dẫn chạy quanh vòng tròn “chuyển Thiên tôn” của Đạo giáo của quyền thuật Võ Đang. Phương pháp công, phòng trong võ thuật dung hợp thành hình thức vận động cơ bản. Chọn dùng “Dịch lý” để luận thuật về quy luật vận động của quyền thuật, hình thành nên lý luận cơ bản của Bát quái chưởng là: “Lấy động làm gốc, lấy biến làm phép (đánh)”.
Kỹ Thuật Bát Quái Chưởng
Bát quái chưởng chia ra 3 bước công phu: Định giá tử , Hoạt giá tử và Biến giá tử.
- Định giá tử là công phu cơ bản, yêu cầu chiêu thức phải đều đặn, quy củ, cốt sao tư thế chính xác, bước đi vững vàng, chậm rãi. 9 yêu cầu nhập môn bao gồm : Tạ, Khấu, Đế, Đỉnh, Khoả, Tùng, Thuỳ, Xúc, Khởi toản lạc phan.
- Hoạt giá tử chủ yếu luyện tập động tác phối hợp hợp điệu khiến các yếu lĩnh cơ bản trong khi chuyển chạy biến hoá phải vận dụng thành thạo.
- Biến giá tử yêu cầu nội ngoại phải thống nhất, ý dẫn thân theo, biến đổi tự nhiên. Làm sao để nhẹ như lông ngỗng, biến như điện chớp, vững như bàn thạch.
Hệ quyền của Bát quái chưởng thường có 18 đường La Hán thủ, 72 ám cước, 72 tiệt thoái. Nội dung cơ bản của của bộ quyền này là Bát mẫu chưởng (Tám chưởng mẹ). Cụ thể là lấy tám hình làm đại biểu là sư tử, hươu, rắn, diều hâu, rồng, phượng, khỉ, gấu. Ngoài ra còn có Song chàng chưởng, Du long chưởng, Xuyên chưởng, Khiêu chưởng… là nội dung cơ bản của tám chưởng. Tuy vậy mỗi chưởng pháp trên lại diễn hoá ra rất nhiều chưởng pháp, theo kiểu một chưởng lại sinh ra tám chưởng, thành sáu mươi tư chưởng.
Kết Luận
Qua đây bạn đã có thể hiểu chi tiết về Bát Quái Chưởng. Môn võ được đánh giá hàng đầu trong kho tàng võ thuật cổ truyền Trung Quốc. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ tới hotline của Kickfit Sports hoặc để lại ý kiến dưới phần bình luận để được giải đáp kỹ hơn.