Đánh bại kẻ thù chỉ bằng một cái ô?. Với những chiêu thức khoan thai và tinh tế. Bartitsu trở thành môn võ dành cho giới quý tộc Anh phòng thân. Dù đánh võ nhưng các quý ông vẫn giữ được vẻ lịch lãm và sang trọng của mình. Môn võ này nổi tiếng đến mức đã từng xuất hiện trong quấn tiểu thuyết Sherlock Holmes.
1. Sự ra đời và cha đẻ của Bartitsu
Vào năm 1899 các đường phố London tràn ngập những tên vô lại, cướp bóc, bụi đời. Bầu không khí của thành phố sương mù càng thêm u ám dưới triều đại của nữ hoàng Victoria. Một quý cô sang trọng hay một quý ông uy nghiêm cần tư biết bảo vệ bản thân khỏi những tên đạo chích nhưng trong tay chỉ có 1 chiếc ô hay một cái mũ thì điều tốt nhất giới quý tốc làm được là áp dụng môn võ Bartitsu.
Năm đó, một kĩ sư đường sắt người anh Barton-Wright đã có vài năm làm việc tại Nhật Bản. Nơi ông lần đầu tiếp xúc với môn võ Jujitsu. Với lòng đam mê võ thuật, khi trở về quê nhà Lodon ông từ bỏ sự nghiệp kĩ sư và bắt đầu phát triển các kỹ thuật tự vệ của riêng mình khi kết hợp các kỹ thuật của Jujitsu, Quyền anh, đấu gậy Savate và Kick Boxing của Pháp.
Ông đặt tên môn võ mới này là Bartitsu. Đây là sự kết hợp của tên ông-Barton và môn võ gốc Jujitsu. Bartitsu được xem là môn võ đầu tiên kết hợp giữa phong cách tự vệ của Châu Á và Châu Âu. Môn võ tự vệ dành riêng cho giới thượng lưu thời Eward. Bartitsu dùng chủ yếu là nắm đấm và bàn chân để tự vệ. Điều được ưu chuộng ở môn võ này là sử dụng các phụ kiện phổ biến trên người các quý tộc thời đó để tự vệ. Như ô, gậy chống và mũ, đôi khi còn là một chiếc khăn tay. Thâm chí có những kỹ thuật còn sử dụng áo khoác như một phương tiện để ngăn chặn kẻ thù tấn công.
2. Môn võ mang tính trào lưu
Sự phổ biến của Bartitsu ở Anh trở nên rất rộng rãi. Tác giả tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng Sherlock Holmes đã đưa môn võ này vào tác phẩm của mình trong phần “ Cuộc phiêu lưu trong ngôi nhà trống”. Điều này đã tạo nên một cơn sốt về Bartitsu đối với giới thượng lưu ở Anh.
Barton Wright đã công bố môn võ thuật của mình thông qua các bài báo và triển lãm. Vào năm 1899 ông đã lập câu lạc bộ Bartitsu ở Soho. Nhờ sự giúp đỡ của các võ sĩ nổi tiếng cùng thời như Yukio Tank, Armand Cherpillod và Pierre Vigny đã giúp Barton Wright đào tạo các Bartitsukas ( các học viên của Bartitsu). Môn võ thu hút được các chính trị gia nổi tiếng, quân nhân và các thành viên khác của xã hội thượng lưu London tham gia.
3. Sự tàn lụi của Bartitsu
Thật không may, Bartitsu chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Vào năm 1902. Câu lạc bộ bắt đầu trì trệ, không ai còn cảm thấy hào hứng nữa. Thành viên cũng ít dần đi, không có thành viên mới. Barton Wright đã phải đóng cửa câu lạc bộ Bartitsu.
Những võ sư từng dạy Bartitsu theo đuổi các môn võ khác hoặc mở võ đường. Còn Barton Wright, ông tiếp tục phát triển và giảng dạy Bartitsu cho đến những năm 1920. Vì không còn ai quan tâm đến võ thuật nữa nên Barton đã dành phần sự nghiệp còn lại của mình để theo đuổi vật lý trị liệu. Ông mất năm 1952 ở tuổi 90. Nghệ thuật của ông gần như đã biến mất trong lịch sử.
Lời kết
Dù không còn tồn tại nhưng nghệ thuật chiến đấu này là một tư liệu quý giá để các chuyên gia võ thuật nghiên cứu về nó và làm cảm hứng cho các bộ phim và tiểu thuyết nổi tiếng như Sherlock Holmes.