Vấn nạn bạo lực học đường vẫn là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Vậy nên có nên cho trẻ học võ để “phòng thân” hay không vẫn đang là băn khoăn của những bậc cha mẹ. Bởi bên cạnh lợi ích từ việc đem lại kỹ năng phản xạ, tự vệ trước những mối nguy hiểm từ xã hội thì có thể trẻ rất dễ bị lôi cuốn vào vòng xoáy với sự ngạo mạn và những thói quen xấu.
Có những loại võ nào dành cho trẻ em?
Có nhiều loại võ thuật khác nhau. Một số môn võ Châu Á như karate và taekwondo tập trung vào tấn công và ngăn chặn. Những môn khác từ phương tây như judo và jiu-jitsu tập trung vào đấu vật và vật lộn. Tất cả đều sử dụng các chuyển động có kế hoạch, lặp đi lặp lại và tập trung vào sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể. Ngoài ra, các môn võ đối kháng khác như Muay, Boxing, Kickboxing cũng với những kĩ thuật đặc trưng để trẻ có thể ứng dụng trực tiếp khi gặp các tình huống nguy hiểm.
Mỗi loại võ thuật có lịch sử, tiêu điểm và phong cách riêng. Một số lớp học võ thiên về thực hành cá nhân và thành thạo các đòn đá, đấm, khối và các động tác khác. Trong khi các lớp học võ khác tập trung nhiều hơn vào việc cạnh tranh hoặc chiến đấu trực tiếp với đối thủ.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, võ thuật giúp tăng cường sự tập trung và khả năng tự chủ của trẻ trong các tình huống khác nhau của đời sống sinh hoạt thường ngày.
Võ thuật mang lại lợi ích như thế nào đối với trẻ?
Có rất nhiều lý do khiến võ thuật có thể là một môi trường tốt cho những đứa trẻ học hỏi và suy nghĩ khác biệt. Tham gia vào các lớp võ thuật, trẻ tập trung vào sự phát triển của cá nhân chứ không phải sự cạnh tranh của đồng đội. Nhiều đứa trẻ phải vật lộn với áp lực cạnh tranh với những đứa trẻ khác. Nhưng trong võ thuật, trọng tâm là hoàn thiện bản thân. Chỉ khi bản thân hoàn thiện ở mức cao nhất thì mới có thể chiến thắng người khác.
Tạo thói quen hướng đến những mục tiêu cụ thể là lợi ích mà võ thuật mang lại đối với trẻ em. Một số đứa trẻ học hỏi và suy nghĩ khác thường cảm thấy như chúng không bao giờ “chiến thắng” ở bất cứ điều gì. Trong võ thuật, trẻ em hoạt động theo tốc độ của riêng chúng. Chúng có thể đạt được một chiếc thắt lưng có màu khác nhau mỗi khi đạt đến cấp độ kỹ năng mới. Điều này có thể thúc đẩy lòng tự trọng và giữ cho họ có động lực.
Võ thuật là một cách an toàn để trẻ có thêm năng lượng và có thêm những trải nghiệm trong những kỳ nghỉ hè dài hoặc cuối tuần.
>>> Xem thêm: Trẻ em tập Kickboxing có được hay không?
Mặt trái của võ thuật cũng luôn hiện hữu
Mặc dù ít phổ biến, nhưng việc tham gia võ thuật có thể khiến con bạn có nguy cơ bị các chấn thương nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như chấn thương đầu hoặc cổ. Nhiều thương tích trong số này có thể được hạn chế bằng các dụng cụ tập luyện an toàn.
Hầu hết các chương trình võ thuật không đề cao bạo lực. Trên thực tế, võ sư thường tập trung vào việc hướng dẫn trẻ kiểm soát bản thân và giảm căng thẳng. Tuy nhiên, trẻ thường bị tác động theo hướng tiêu cực trong môi trường học đường. Chẳng hạn như hiềm khích với bạn bè, chọc ghẹo từ những bạn lớn tuổi hơn. Đôi khi chỉ là những lời nói “khích đểu” cũng có thể tạo nên sự “cay cú” khiến cho trẻ chiến đấu để thể hiện cái tôi.
>>> Xem thêm: Độ tuổi thích hợp nhất để cho trẻ em học võ?
Có nên cho trẻ học võ không?
Có một huyền thoại nói rằng võ thuật khuyến khích hành vi bạo lực. Trên thực tế, những người hướng dẫn thường nói rằng chiến đấu là biện pháp cuối cùng. Tôn trọng là một giá trị cốt lõi trong võ thuật mà bất cứ trường phái nào cũng luôn đề cao. Điều này giống như một “nguyên tắc ngầm” dành cho những người theo đuổi võ thuật.
>>> Xem thêm:
- Khám phá 7 điều “thú vị” về lớp học võ thuật cho trẻ em tại Kickfit Sports
- Làm thế nào để chọn một lớp học võ cho trẻ em tốt nhất?
Sự tiêu cực thường không được dung thứ trong lớp học và ngay cả trong cuộc sống. Không một võ sư nào khuyến khích trò của mình dùng võ để gây gổ, thực hiện những hành vi thiếu đạo đức. Thậm trí, trẻ cũng có thể bị tước đai – thành quả của một quá trình dày công tập luyện. Hoặc trẻ cũng phải nhận sự xa lánh từ những người xung quanh nếu như dùng võ thuật để gây chiến.
Thay vào đó, trẻ được khuyến khích hỗ trợ những người xung quanh trong những trường hợp cần thiết. Hầu hết, các võ sư đều nhấn mạnh hành vi tốt trong và ngoài lớp học để hướng trẻ đến những điều tích cực, văn minh. Võ thuật là phương tiện để phòng thân khi bị tấn công chứ không sử dụng để tấn công người khác.
>>> ĐĂNG KÝ TẬP THỬ VÕ THUẬT MIỄN PHÍ 7 NGÀY TẠI KICKFIT SPORTS
Kết luận
Trẻ em có nên học võ hay không và nên học môn nào tùy thuộc vào sở thích của trẻ và định hướng của cha mẹ. Võ thuật chưa hẳn là yếu tố khiến trẻ trở nên hung hăng và có lối sống côn đồ. Sẽ không có lớp võ nào dạy trẻ những điều đó. Tuy nhiên, những thói xấu có thể xảy ra với trẻ nếu như chúng bị tác động từ môi trường. Bậc cha mẹ không nên phó mặc cho con trong môi trường võ thuật mà không quan tâm đến những mối quan hệ xung quanh trẻ có thể tác động tiêu cực đến hành vi của chúng.