Người ta đùa với nhau rằng nếu bạn muốn thấy một trận tranh luận của ba nước Lào, Campuchia và Thái Lan. Thì hãy cứ để họ bàn luận về muay. Muay là từ chung chỉ những hình thức võ thuật kickboxing tại Đông Nam Á. Mỗi nước sẽ có một hình thức muay khác nhau. Bạn có thể đã quen với muay Thái nhưng đã bao giờ bạn nghe đến muay Lào chưa?. Môn võ bị lãng quên và không mấy phổ biến tại chính đất nước mình sinh ra, nhưng lại sở hữu ” nghệ thuật 8 chi” mạnh mẽ không thua kém gì muay Thái.
1.Phong cách chiến đấu của Muay Lào
Giống như các hình thức muay nói chung. Muay lào sở hữu “nghệ thuật tám chi” trong hệ thống kỹ thuật chiến đấu của mình. Nghệ thuật này đề cập đến tám điểm tiếp xúc mà võ sĩ muay có thể tấn công đối thủ. Kỹ thuật đấm, đá, cùi chỏ, đầu gối đồng thời siết tay cũng được phép thực hiện trên sàn đấu. Trong quá khứ muay được coi là môn võ tàn bạo thiếu văn minh. Người Pháp đã cố giảm bớt chấn thương của môn võ này bằng cách thêm vào các hiệp tính giờ, các trận đấu được tổ chức trong khán đài thay vì đường phố và găng tay đấm bốc dành cho các võ sĩ khi thượng đài. Nhưng những điều này không làm mất đi bản sắc của muay Lào. Đây vẫn là một môn võ đầy đam mê và nhiệt huyết.
Một trận đấu muay Lào bao gồm năm hiệp, mỗi hiệp 3 phút. Đây là khoảng thời gian chiến đấu khá dài nên những võ sĩ muay Lào thường giữ sức ở hiệp đầu tiên. Hiệp đầu bạn sẽ thấy hai võ sĩ giống như đang biểu diễn hơn là một trận đấu. Nhưng khi có tiếng chuông mở màn hiệp hai. Mọi thứ mới thực sự bắt đầu. Nghệ thuật tám chi dần được phô diễn. Mạnh mẽ, quyết liệt và chính xác. Đối lập với quyền anh phương Tây các cú clinch ( ôm ở tư thế đứng, giữu đối thủ để tạo điều kiện tấn công) không được nhiều võ sĩ sử dụng. Nhưng đối với muay Lào đây là kỹ thuật quan trọng để giữ sức. Vừa né được đòn thế của đối thủ cũng đồng thời tìm cách vật ngã.
2. Kỹ thuật mạnh mẽ của nghệ thuật tám chi trong muay Lào
Khi người ta nhắc đến muay điều đầu tiên họ nhớ đến sẽ là nghệ thuật tám chi. Hầu hết các kỹ thuật trong muay Lào đều cần kết hợp chuyển động của toàn cơ thể. Những cú đá xoay hông, cú đấm và chặn là những đòn tạo ra sức mạnh rất lớn.
Những bộ phận bị giới hạn trong các môn võ khác thì với muay Lào lại được khai thác triệt để.như đầu gối và khuỷu tay. Kết hợp những đòn này với cú đá xoay hông cực mạnh sẽ khiến đối thủ gãy hàm, nứt xương sườn, giập đầu gối, chảy máu trong hoặc có thể bất tỉnh. Ngoài xoay hông, một đặc điểm khác của muay Lào là sử dụng các đòn ở ống chân. Hầu hết các võ sĩ muay sử dụng mu bàn chân thì võ sĩ Lào lại sử dụng ống chân để gây sát thương. Họ nhận thấy mu bàn chân có nhiều xương nhỏ dễ gãy. Nên võ sĩ muay Lào luyện tập ống chân rất cứng để tạo ra những đòn từ ống chân mình.
3. Môn võ dần bị lãng quên
Cùng là muay nhưng tại đất nước triệu voi môn võ thuật này không được phát triển mạnh mẽ như muay Thái. Các trận đấu chuyên nghiệp của muay lào chỉ được tổ chức tại Vientiane hai lần mỗi tháng và chỉ có một số võ sĩ chuyên nghiệp trên cả nước đăng ký. Huấn luyện viên Kampanad Xunlavong nhận định rằng “cho đến ngày nay rất ít người ủng hộ môn thể thao này. Không có hợp đồng truyền hình hay bất kỳ nhà tài trợ nào cả. Còn tiền thưởng của cuộc thi không đủ để một võ sĩ nuôi sống bản thân anh ta”
Những thế hệ sau muốn học môn võ này cũng là một sự hạn chế. Ở những làng quê những đứa trẻ tìm hiểu về môn võ của dân tộc chỉ có thể nghe bác, anh trai hoặc bố mình kể lại. Họ là những người duy nhất biết chút ít về muay Lào. Để luyện tập những võ sĩ có thể lựa chọn một bao cát. Tuy nhiên ưu tiên hàng đầu của họ là một thân cây chuối. Bởi chúng dễ tìm, tiết kiệm và có công dụng tương tự như một bao cát.
Lời kết
Muay Lào xây dựng nên từ những giá trị cốt lõi. Những giá trị bên trong như sự tôn trọng, kỷ luật, danh sự và sức mạnh thấm nhuần trong mỗi võ sĩ muay Lào. Hiện nay môn võ được tổ chức Olympic quốc tế công nhận để thi đấu trong UFC và được luyện tập bởi các võ sĩ MMA. Đây là cơ hội tốt để muay Lào khẳng định lại vị trí của mình trong giới võ thuật.