Đoản côn là một loại vũ khí trong võ thuật. Đoản côn được dùng rất nhiều trong thi đấu võ thuật;,đôi khi cũng được sử dụng để chiến đấu ngoài cuộc sống. Với loại vũ khí đơn giản này bạn cũng có thể hạ gục được đối thủ, giúp bản vệ chính bản thân và giúp đỡ mọi người. Tuy đơn giản, thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được loại vũ khí này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng đoản côn để chiến đấu, tự vệ.
Côn, đoản côn là gì?
Côn là một loại gậy, thường được sử dụng làm vũ khí chiến đấu trong võ thuật. Trong hệ thống binh khí của nhiều môn phái võ thuật cổ truyền Việt Nam, võ thuật Thế giới đều có sử dụng đến côn. Đặc biệt, côn còn là một trong những loại binh khí nổi tiếng trong thập bát ban võ nghệ. Còn về tên gọi, trong Tiếng Việt, côn được gọi với một cái tên khác là gậy hoặc roi.
Côn có hình dạng rất phong phú. Tùy vào mục đích và sở thích của người tập mà côn sẽ được thiết kế với những kiểu dáng khác nhau. Thường thấy nhất là loại côn có 2 đường đầu tròn bằng nhau, độ dài đa dạng. Đặc biệt là không có một quy ước cụ thể nào về đầu côn và đuôi côn.
Về chất liệu làm côn cũng đa djang không kém. Thông thường côn được làm bằng gỗ; tre; tầm vông hoặc mây (Việt Nam dùng loại côn này). Đôi khi cũng có những loại côn được làm từ chất liệu kim loại như: sắt; đồng; nhôm,….
Về đoản côn, đây là một tiểu loại của côn, thuộc loại côn một khúc. Đoản côn là một loại gậy ngắn, thường chỉ dài bằng cánh tay của người tập (50cm – 1m). Khi tập luyện hay thi đấu người tập có thể sử dụng một chiếc đoản côn, hoặc có thể sử dụng đồng thời cả 2 đoản côn gọi là song côn. Hiện nay, đoản côn cũng có một biến thể khác với tên gọi dùi cui, hoặc các loại côn khúc nối với nhau bằng dây xích và có thể ghép liền lại. Đoản côn được dùng nhiều trong cuộc sống hiện đại bởi rất tiện lợi để mang theo bên người và dễ sử dụng.
Cách sử dụng đoản côn để tự vệ cho người không chuyên
Trông có vẻ rất bình thường thế nhưng đoản côn lại có khả năng chiến đấu, gây sát thương rất lớn. Nếu bị loại vũ khí này tấn công vào người bạn sẽ nhanh chóng bị chấn thương. Đặc biệt nguy hiểm nếu như bị tấn công vào các khu vực nguy hiểm như: đầu, bụng, sau gáy,…
Để có thể chống lại được sự tấn công của đoản côn thì bạn cần biết một chút cách sử dụng đoản côn; hoặc nếu muốn học cách sử dụng đoản côn để thi đấu, để phòng vệ thì nên lưu ý những kỹ thuật sau:
1. Vụt trên đầu (bổ thượng)
Phần đầu là phần quan trọng nhất cơ thể. Vì vậy, khi chiến đấu các võ sĩ luôn lợi dụng phần này để tấn công đối thủ của mình. Thông thường, khi nhận thấy đối phương giơ đòn tấn công lên đầu thì theo phản xạ bạn sẽ đưa tay lên để bảo vệ đầu; đối thủ của bạn cũng sẽ làm như vậy. Vì thế, khi bạn bị tấn công bằng đoản côn hoặc bất cứ thứ gì, hãy nhanh tay đưa ngang côn lên đầu để đỡ. Còn trong trường hợp bạn là người tấn công, hãy lợi dụng phần này để tấn công; khi đối thủ sợ hãi buông côn để bảo vệ đầu thì bạn có thể thoát khỏi nguy hiểm.
Cách thực hiện:
- Chân trái bước sang bên trái; đưa tay phải sang phía bên trái (đặt dưới tay trái, cao tới phần nách) để gạt côn hoặc đánh lạc hướng gạt côn của đối thủ.
- Chân phải đá vào cạnh sườn, dùng cùi chỏ phải để đánh vào gáy làm đối thủ đau đớn và buông côn ra.
- Bạn dùng côn vụt từ thẳng xuống đầu; nếu đối thủ kịp phản xạ sẽ đưa tay lên đỡ, nếu không kịp thì bạn đã tấn công thành công và có thể giành chiến thắng hoặc bỏ chạy để an toàn.
2. Đánh vào thái dương, hõm vai
Vùng hõm vai là khu vực có xương quai xanh. Khi bị đánh vào khu vực này đặc biệt đau; đối thủ của bạn sẽ phải gục xuống vì đau và bạn sẽ có cơ hội chạy thoát. Khu vực thái dương cũng vậy. Vùng này khá nhạy cảm và nguy hiểm, bạn có thể đánh vào đây để tự vệ nhưng cũng cần kiểm soát lực để không gây ra hậu quả đáng tiếc.
Cách thực hiện động tác:
- Chân trái bước một bước nhỏ sang phải, chân phải tiến lên bước vào giữa hai chân của đối thủ.
- Tay phải đánh vào vùng hầu, chú ý khi vụt côn nên vuốt xuống để làm đối phương bị đau hơn.
- Dùng đầu gối phải đánh vào mạn sườn sau đó bẻ tay để tước côn.
3. Sử dụng côn nhị khúc để chống lại đoản côn
Có một cách khác nữa để tự vệ đó là bạn sử dụng một loại vũ khí khác để chống lại đoản côn, tiêu biểu là côn nhị khúc. Loại côn này gồm 2 đoạn ngắn và được nối vào với nhau bằng dây xích; tuy không hợp để tấn công nhưng lại giúp chống đỡ được những cú đánh từ đối thủ; tránh gây chấn thương cho bạn.
Cách phòng vệ bằng côn nhị khúc như sau:
- Dùng hai tay cầm ở hai đầu của côn nhị khúc. Khi đoản côn vụt đến bạn sẽ đưa côn nhị khúc ra để đỡ (phần dây xích)
- Sau đó nhanh tay khóa chặt đoản côn lại bằng cách vắt chéo tay để giữ không cho đối thủ rút côn ra. Sau đó nhanh tay dành lại côn từ phía đối thủ hoặc tranh thủ lúc đó tấn công lại.
Loại côn nhị khúc này hiệnnay được bán rất nhiều trên thị trường. Dụng cụ này cũng khá nhỏ gọn nên được nhiều người mua để mang theo bên người phòng vệ.
Lời kết
Đây là những cách sử dụng đoản côn để tự vệ đơn giản nhất. Ai cũng nên học những kỹ thuật thuật này để có thể chủ động trong mọi tình huống và bảo vệ bản thân mình tốt hơn. Đặc biệt là phái nữ và trẻ em. Bạn có thể tìm tới những trung tâm dạy võ Arnis để có thể hướng dẫn sử dụng và các kỹ thuật tấn công, phản công bằng đoản côn tốt nhất.