Từ xa xưa, tất cả các môn võ thuật sinh ra đều với mục đích để chiến đấu hoặc tự vệ. Vì vậy các kỹ thuật đều hướng đến sự hiệu quả bằng việc vận dụng tất cả các bộ phận cơ thể có thể dùng. Tuy nhiên, đối với boxing thì lại khác, võ sĩ chỉ được sử dụng duy nhất nắm đấm làm vũ khí. Nhiều người vẫn chưa nắm rõ và thắc mắc rằng “boxing có được dùng chân không?”. Câu trả lời là có được sử dụng nhưng không được tấn công bằng chân. Cùng Kickfit Sports bàn luận về chủ đề này nhé.
Boxing có được dùng chân không?
Đôi chân là một bộ phận của cơ thể, nó được sử dụng mọi lúc mọi nơi cho mọi hoạt động sống của con người. Đặc biệt là trong võ thuật thì đôi chân đóng vai trò rất quan trọng. Hầu hết các môn võ đều vận dụng đôi chân rất linh hoạt bằng các đòn đá, đạp. Tuy nhiên đối với boxing thì có đôi chút ngược lại. Boxer sẽ không được phép sử dụng chân để tấn công đối thủ dưới mọi hình thức. Mặt khác, khi đó chân đóng vai trò làm bệ phóng, biến những cú đấm trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết.
Tại sao chúng ta có thể nói như thế? Sự vận hành các bộ phận cơ thể rất có sự liên quan đến nhau. Mục tiêu của boxing là tối ưu hóa sát thương do cú đấm gây ra. Chính vì thế, cách điều chỉnh tư thế chân, eo và hông là rất quan trọng. Đôi chân sẽ trở thành trụ vững, kết hợp với chuyển động siết eo khiến cho kình lực tập trung và phát ra từ cú đấm. Trong boxing thì đây là vai trò chính của đôi chân. Cách đứng, tư thế chân là một trong những bài tập quan trọng trong boxing
Boxing phức tạp hơn chúng ta nghĩ
Mặc dù bộ kĩ năng của boxing không phức tạp như các môn võ khác. Võ sĩ chỉ cần xoay quanh duy nhất các kỹ thuật đấm và di chuyển. Nhiều người cho rằng vì thế mà boxing đơn giản hơn các môn võ khác. Thực tế boxing phức tạp hơn chúng ta tưởng nhiều.
Luật rất khắt khe
Trong giới võ thuật, có lẽ võ sĩ boxing là những người phải tuân thủ nhiều luật lệ nhất. Nếu như ở các môn võ khác, các võ sĩ được thoải mái tấn công bằng mọi cách, vào mọi bộ phận (trừ hạ bộ và yết hầu). Thì trong boxing, các boxer luôn phải nhớ rằng chỉ được phép tác động vào đối thủ bằng nắm đấm và không được đánh từ phía sau. Vùng tấn công của boxing cũng bị hạn chế khi bị giới hạn từ mặt xuống đến thắt lưng. Vi phạm một trong các lỗi trên thì bạn ngay lập tức bị nhắc nhở. Bị nhắc nhở nhiều lần sẽ có nguy cơ bị truất quyền thi đấu và xử thua.
Vì vậy đối với các võ sĩ boxing, sự tập chung và tuân thủ luật lệ là một áp lực lớn. Điều này khiến boxing trở nên khó và phức tạp hơn so với các môn võ khác.
XEM THÊM:
Luật boxing – Cách tính điểm và những điều bạn chưa biết về quyền anh
Kiến thức boxing cơ bản cho người mới tập. Tập boxing ở đâu tốt nhất.
Kỹ thuật được đào xâu hơn rất nhiều
Về mặt kỹ thuật, không giống như các môn võ khác, võ sĩ chỉ cần nhận ra điểm yếu và tung đòn tấn công. Riêng boxing, võ sĩ ngoài việc tìm ra điểm yếu của đối thủ, boxer còn phải phân tích xem nên sử dụng kỹ thuật đấm nào cho hiệu quả nhất. Hệ thống kỹ thuật, bài tập của boxing trở nên máy móc hơn hẳn. Kỹ thuật của các môn võ khác chỉ đơn thuần là tung đòn tùy ý mà không có vùng cấm, phóng khoáng hơn rất nhiều.
Đối với boxing, chỉ riêng đòn đấm đã được chia ra làm các đòn Jab, Hook, Straight, Uppercut. Mỗi một đòn đấm đều phải tập luyện rất tỉ mỉ và có tác dụng khác nhau.
Nên luyện boxing hay môn võ nào khác?
Không phải tự nhiên mà boxing trở thành môn võ phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất hành tinh. Mặc dù phức tạp, khó luyện tập và thành thạo, tuy nhiên hiệu quả của boxing là không thể xem thường. Những con số ấn tượng của boxing là thứ thu hút những người yêu võ thuật. Chính vì sự tỉ mỉ, sự chính xác trong các kỹ thuật đã khiến cho môn võ này có khả năng thực chiến ở mức cao hơn các môn võ khác.
Thời nay, đa phần mục đích tập luyện của mọi người là rèn luyện, cải thiện sức khỏe, ngoại hình. Nếu chỉ có mục tiêu như vậy thì bất kể môn võ thuật hay môn thể thao nào cũng có thể làm được. Vì vậy không có một lời khuyên cụ thể là nên tập boxing hay môn võ khác. Quan trọng nhất là sở thích, sở trường của bạn là gì. Nếu là một người thực sự thích boxing thì cứ mạnh dạn lựa chọn boxing. Nếu bạn chỉ cần học võ để tự vệ, xây dựng thể hình thể lực thì còn rất nhiều môn võ khác như Muay Thái, Kickboxing, Kickfit….
Lớp học võ cho bé ở Hà Nội – Trẻ em nên học võ gì?
Kết Luận
Như vậy, qua bài viết bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “boxing có được dùng chân không”. Bên cạnh đó là sự phức tạp của boxing. Từ đó có thể lựa chọn được môn võ thuật phù hợp để tập luyện. Nếu có nhu cầu luyện tập thể dục thể thao, đến ngay Kickfit Sports. Hệ thống 14 cơ sở tiêu chuẩn 5 sao trải khắp các quận nội thành Hà Nội. Cùng với đó là rất nhiều bộ môn cho bạn lựa chọn như Boxing, Kickboxing, Kickfit, Muay Thái, Yoga, Zumba… Đến với Kickfit Sports, bạn sẽ được trải nghiệm phòng tập chất lượng cùng dàn huấn luyện viên giàu kinh nghiệm.
ĐĂNG KÝ TẬP THỬ 7 NGÀY MIỄN PHÍ NGAY TẠI ĐÂY: