Yoga dành cho tất cả mọi người. Bạn hoàn toàn tìm được loại hình yoga phù hợp với cá tính của mình. Yoga phát triển sức mạnh và sự cân bằng cũng như tính linh hoạt. Tất cả các phong cách đều tạo cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu và thư thái. Nhưng để đạt được nhiều lợi ích và niềm vui thích trong việc luyện tập hãy chọn một loại hình yoga phù hợp.
1.Những lưu ý khi chọn loại hình Yoga
Trước khi ra quyết định bỏ tiền cho một quá học yoga nào bạn hãy xem bạn cần gì cho cơ thể và tinh thần của mình. Ví dụ nếu bạn muốn tập trung vào sức mạnh và sự linh hoạt hãy thử tập yoga y học hặc yoga hatha. Những người bị chấn thương hoặc mắc các bệnh mãn tĩnh như viêm khớp thì lời khuyên của mình là luyện tập Iyengar yoga. Còn nếu bạn muốn trải nghiệm về khía cạnh tâm linh thì bạn sẽ rất phù hợp với Jivamukti.
Hành trình yoga của bạn sẽ rất đơn điệu nếu chỉ tập 1 loại yoga. Hãy cố gắng thử nhiều loại hình yoga để xem mình phù hợp với loại hình nào nhé.
2.Loại hình yoga tập trung về sự linh hoạt
Hatha yoga là sự điều hòa của hai nguồn năng lượng trong cơ thể người là nguồn năng lượng mặt trăng và nguồn năng lượng mặt trời. Mang hàm ý của sự cân bằng của trí tuệ Hatha yoga mang lại sự bình an, mãn nguyện và sự thông suốt về trí óc. Loại hình này thiên về trị liệu sức khỏe. Những tư thế kéo giãn cột sống giúp giảm đau cổ mãn tính. Tư thế đảo ngược hay uốn cong về phía sau sẽ giúp tâm trí bạn bình tĩnh. Đồng thời tư thế này cũng giảm được viêm xoang. Sự lo lắng hay mất ngủ, đau thần kinh tọa sẽ được giải quyết khi bạn theo học Hatha yoga.

Loại hình yoga: Hatha yoga
3. Loại hình trị liệu viêm khớp và tập trung giải độc cơ thể
Bác sĩ chuyên khoa khớp Sharon Kolasinski đã nghiên cứu thành công ảnh hưởng của Iyengar yoga với khớp gối. Kết quả cho thấy luyện tập Iyengar yoga 90 phút mỗi tuần và kéo dài trong 8 tuần liên tục sẽ giảm đau khớp gối đáng kể. Iyengar yoga có thể cải thiện chức năng thể chất và độ cứng khớp. Loại hình này phù hợp với những người cao tuổi và những người mới bắt đầu tìm hiểu về yoga nhưng không cần đến những tư thế quá phức tạp. Những động tác của Iyengar yoga cần có sự hỗ trợ của đạo cụ và không nên tập ở nhà một mình bởi loại hình này cần sự chính xác cao.

Loại hình yoga: Iyengar yoga
4. Jivamukti: Tập trung tối đa về tâm trí
Jivamukti nghiêng về các vấn đề tinh thần, trí tuệ và tâm linh. Loại hình này thiên về chiêm nghiệm những điều trong cuộc sống nhằm hiểu được ý nghĩa nhân sinh. Jivamukti có những động tác cực kỳ đơn giản dễ tập. Chủ yếu tập trung vào điều hòa hơi thở. Sự tĩnh lặng trong Jivamukti phù hợp với những người mới tập yoga, những người cần rèn luyện tính kiên trì và sự kỷ luật cao. Loại hình hướng tới một tinh thần khỏe mạnh và sự bình yên trong tâm hồn. Ngoài ra Jivamukti còn đi kèm với việc duy trì một số tin ngưỡng và ăn chay. Hãy cân nhắc khi theo đuổi Jivamukti nhé.

Loại hình yoga Jivamukti
5. Loại hình yoga tập trung về sức mạnh: Ashtanga và Vinyasa
Ashtanga: Ashtanga có nghĩa là 8 nhánh trên bộ phận của cơ thể người. Đây là một trong những trường phái yoga cổ xưa của Ấn Độ. Loại hình tập trung vào những động tác mạnh mẽ, những chuyển động nhanh và tăng cường sức sống. Ashtanga khiến các cơ bắp trở nên dẻo dai vì bạn phải dùng toàn bộ cơ thể để thực hiện các tư thế của loại hình này. Những động tác của Ashtanga sẽ làm tăng cường sức mạnh cốt lõi đồng thời giảm stress vô cùng hiệu quả
Vinyasa: Một thử thách dành cho những người theo tập yoga. Động tác của Vinyasa khó thực hiện ngay cả với những người theo đuổi yoga đã lâu. Loại hình yoga Vinyasa là sự hòa hợp của thiền định, cân bằng tâm trí với sức mạnh cơ thể. Tuy nhiên để cân bằng được cả cơ thể và tâm trí bạn sẽ gặp khó khăn khi thực hiện động tác của Vinyasa. Tập trung vào hơi thở Vinyasa sẽ mang lại lợi ích về hạ huyết áp, mang nhiều năng lượng và giúp bạn ngủ ngon hơn
Lời kết
Bất kỳ loại hình yoga nào cũng cần sự kiên trì và chăm chỉ. Hãy cố gắng duy trì những thói quen tốt của mình. Yoga là lựa chọn hoàn hảo cho cơ thể và tâm trí của bạn