Cách tính điểm Muay Thái như thế nào?. Những đòn đánh, cách đánh nào sẽ giành được lợi thế và điểm trong Muay Thái? là câu hỏi của nhiều người; trong đó có cả những người hâm mộ Muay và những người mới học chơi. Trong bài biết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cách tính điểm trong thi đấu của Muay Thái nhé.
Cách tính điểm trong Muay Thái
1. Chấm theo thang điểm chung
Mỗi nội dung có 1 cách tính điểm khác nhau. Tuy nhiên không quá nhiều, vẫn nằm trên một barem chung. Trong từng hiệp đấu, thường có ít nhất 3 trọng tài chấm điểm ngồi xung quanh sân đài; nhiều nhất sẽ có 5 trọng tài chấm điểm. Trong mỗi hiệp đấu đều được chấm theo thang điểm là 8, 9, 10.
Cụ thể, trong một trận thi đấu Muay Thái, khi 2 võ sĩ thi đấu với nhau nếu võ sĩ A tấn công được nhiều hơn; giành được nhiều lợi thế hơn thì sẽ được 10 điểm, võ sĩ còn lại được 9 điểm. Qua hiệp thứ 2, nếu võ sĩ B tấn công và giành được nhiều lợi thế hơn thì sẽ giành được 10 điểm; người con lại 9 điểm. Còn nếu trong suốt trận đấu, 1 trong 2 võ sĩ có sự phản công lại quá yếu thì mới bị tụt xuống tới 8 điểm. Hiệp 3 cũng tính điểm giống như 2 hiệp trước. Sau 3 hiệp đấu sẽ tổng điểm của 2 võ sĩ lại, ai có điểm cao hơn sẽ dành chiến thắng.
Khi thi đấu Muay Thái thế giới, các trọng tài thường sử dụng bấm điện tử để chấm điểm. Khi 2 võ sĩ thi đấu sẽ được phân thành màu xanh và màu đỏ; mỗi khi võ sĩ đánh trúng 1 đòn sẽ được 1 lần bấm; kết thúc trận đấu nhìn trên bảng người nào được nhiều màu hơn sẽ được điểm cao và chiến thắng.
Ở thi đấu chuyên nghiệp, các võ sĩ thường sẽ phải đấu 5 hiệp và tính điểm trên giấy rồi cộng dồn. Còn ở Muay Thái chuyên nghiệp Marathon các võ sĩ sẽ chỉ đấu 3 hiệp. Ở nội dung thi đấu nghiệp dư sẽ đấu 3 hiệp.
2. Chấm điểm theo thế trận
Ngoài chấm điểm các võ sĩ theo thang điểm trên, các trọng tài còn có cách chấm điểm dựa vào thế trận, các đòn đánh. Cụ thể, ở nội dung thi đấu nghiệp dư, khi võ sĩ thực hiện các đòn đánh từ trên xuống dưới; đòn đánh ra; đấm, đá, chỏ, gối, đạp. Tất cả những đòn đó khi đánh ra trúng vào người mà không bị che chắn; không bị đỡ thì đều được tính là 1 điểm.
Chính bởi vì có cách chấm điểm này nên đôi khi chúng ta vẫn thấy trong trận đấu có 1 võ sĩ A tấn công; đấm liên tục vào đối phương; võ sĩ B thì tấn công lại được rất ít nhưng lại dành được chiến thắng. Đơn giản bởi vì võ sĩ B dù bị tấn công liên tục nhưng đều đưa tay ra đỡ được. Và những đòn đó được gọi là những đòn tấn công không hiểu quả. Ngược lại khi người võ sĩ B tấn công lại thì đã đánh trúng được vào người võ sĩ A nên sẽ được tính và hợp lệ và được 1 điểm.
3. Lưu ý khi tính điểm theo thế trận
Có một số lưu ý khác về cách tính điểm theo thế trận như sau:
- Khi hai võ sĩ ôm sát vào và lên các đòn đánh gối. Các đòn gối đó phải đâm thật mạnh, rõ ràng thì mới được tính điểm ưu thế. Còn nếu chỉ đưa ra các đòn gối bình thường, đập không mạnh thì sẽ không tính.
- Ở phần vật ngã, khi võ sĩ vật ngã đối phương xuống thì người đó sẽ bị ngã và bị mất sức; sẽ bị mất lợi thế. Nhưng đòn vật ngã đó lại không được tính điểm.
- Ở đòn đá. Nếu võ sĩ A tấn công đá sang mà võ sĩ B bắt được;hất ngã ra thì cũng vẫn không được tính điểm. Chỉ trừ khi võ sĩ B đó bắt được chân đối thủ; dùng chân mình đá lại vào chân trụ để làm đối phương bị ngã ra thì sẽ được tính 1 điểm đòn đá. Hoặc võ sĩ B có thể túm chân và dùng nắm đấm để tấn công lại làm đối phương bị ngã thì sẽ được tính điểm.
Lời kết
Trên đây là những cách tính điểm muay thái mà Kickfit Sports đã tìm hiểu được. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về bộ môn muay thái và sẽ theo học nó nhiều hơn. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay với Kickfit Sports để được tư vấn nhé.