Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là giai đoạn suy vong của võ thuật Việt Nam. Để có thể bảo vệ và phát triển hệ thống võ cổ truyền đã có sự xuất hiện 3 vị võ sư xuất chúng; họ đã có công khôi phục lại truyền thống tập võ tại Việt Nam. Một trong ba vị võ sư đó chính là võ sư Hàn Bái, sau này là Tổ sư của môn phái Hàn Bái Đường.
Xuất thân danh giá và có niềm đam mê mãnh liệt với võ thuật
1. Là cậu bé có tố chất võ thuật từ nhỏ
Võ sư Hàn Bái tên thật là Lê Văn Bái hoặc Lê Bái, sinh năm 1889. Ông được sinh ra trong một gia đình danh giá. Cha của ông từng giữ tới chức lãnh binh của triều đình nhà Nguyễn. Từ nhỏ, Hàn Bái đã tỏ ra là một người có tố chất và niềm đam mê với võ thuật. Vì vậy nên ông đã được cha truyền dạy cho võ thuật, với tư chất thông minh vốn có, ông nhanh chóng nổi tiếng khắp vùng là một chàng trai tinh thông võ nghệ.
Cũng trong khoảng thời gian này, Thực dân Pháp khởi công xây dựng tuyến đường sắt nối liền Con Minh (Vân Nam) với cảng Hải Phòng; biến Hải Phòng trở thành đầu ra cho các sản phẩm của vùng Vân Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn nổi tiếng là đất nước có hệ thống võ thuật đa dạng. Vì vậy đây chính là điểm thu hút những thanh niên trẻ đam mê võ thuât. Lê Bái cũng không phải ngoại lệ.
2. Tự tìm đường đến với võ thuật
Lên đường sang Trung Quốc học võ, ông đã xin vào làm nhân viên Sở Hỏa xa của thủ phủ tỉnh Vân Nam để có cơ hội rèn luyện võ nghệ.
Được mách bảo tại vùng Phước Kiến có một vị võ quan họ Lý nổi tiếng là bậc danh sư. Lê Bái ngay lập tức xin nghỉ việc và lên đường đến nhà võ sư họ Lý theo học. Khi tới nơi, võ sư họ Lý mới chỉ nhìn thoáng qua đã thấy tố chất võ thuật trong người chang trai này. Trước khi nhận học trò thì ông đã cho Lê Bái chiêm ngưỡng một vài chiêu thức để mở rộng tầm mắt.
Thấy võ sư tung chiêu, Lê Bái cũng nhanh chóng xuất chieu “Hắc hổ xuyên tâm” dùng ngũ trảo chộp vào ngực vị quyền sư. Lê Bái còn định bụng rằng nếu võ sư phản công lại thì sẽ tung thêm chiêu ” Thanh xà nhập động” sở trường. Nhưng không ngờ, võ sư Lý đã nắm được những ý định của Lý Bái và cho chàng trai này bay xa mấy trượng; chân tay rướm máu.
Sau trận đánh đó, Lý Bái đã bái Lý quân làm sư phụ. Đồng thời, ông cũng được Lý quân và Lý phu nhân nhận làm con nuôi và kết tình thâm giao với con trai của võ sư Lý. Chỉ sau ba năm bái sư, nhờ sự chỉ dạy tận tình của Lý quân và các vị võ sư của ông, Lê Bái nhanh chóng trở thành cao thủ lừng danh vùng Phước Kiến.
Sau Lý quân, Lê Bái còn theo học cả võ sư Triệu Quang Chảo ở Côn Minh. Tới năm 1918 mới trở về quê nhà.
Là một trong ba “Tam nhật” của võ thuật Việt Nam
1. Có công khôi phục lại truyền thống tập võ của Việt Nam
Sau khi trở về, ông muốn đem những tuyệt kỹ võ công mà mình đã học được ra dạy cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, lúc đó Pháp cấm toàn bộ những lớp dạy võ, không cho trường võ hoạt động. Vì vậy, nhiều võ sư trong nước đành phải lựa chọn con đường truyền bá võ thuật trong các bang hội của người Hoa; hoặc trở thành gia sư hay lang bạt khắp nơi.
Lê Bái do từ nhỏ đã được sinh ra trong gia đình quyền thế. Vì vậy ông không phải lo chuyện cơm ăn áo mặc. Ông đã mở lớp dạy võ tại nhà và còn nuôi cả học trò.Tính ông hào phóng, cương trực; nhưng cũng rất nghiêm khắc với học trò và thận trọng trong truyền dạy võ công. Ông nổi tiếng với ngón tuyệt kỹ điểm huyệt, thế nhưng chỉ truyền dạy cho đệ tử nào có đạo đức hơn người và đã yên bề gia thất. Nhưng vì ông thất lộc sớm nên tuyệt kỹ này cũng bị thất truyền.
Ông có 2 người bạn đồng môn là Bảy Mùa và Ba Cát cũng là đệ tử của võ sư Triệu Quang Chảo. Người đời hâm mộ gọi 3 ông là “Tam nhật” (tức 3 mặt trời) vì có công khôi phục lại truyền thống tập võ Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cũng do đó mà người ta xưng tụng ông là Hàn Bái. Năm 1928, Hàn Bái qua đời, hưởng dương 40 tuổi.
2. Thành lập Hàn Bái Đường
Võ sư Vũ Bá Oai vừa là học trò xuất sắc lại vừa là con nuôi của ông; được ông truyền dạy cho nhiều kỹ thuật võ nghệ. Năm 1950, ông Oai đã cùng các đồng môn thành lập Hàn Bái Đường tại sài Gòn. Nhưng sau này, Hàn Bái Đường thêm cả Nhu Đạo và Hiệp Khí Đạo vào dạy cùng. Chính sự ôm đồm này đã khiến cho môn phái này bị trì trệ, khó phát triển. Tới năm 1960, Hàn Bái Đường chính thức dừng hoạt động do không ai đủ điều kiện đứng lớp dạy. Thế nhưng nhiều học trò của môn phái này lại rất thành công ở những môn phái khác: Đặng Thông Phong, Nguyễn Long Vân,…
Ông Huỳnh Văn Mỹ, từng là trưởng tràng của Hàn Bái Đường. Sau khi rời khỏi môn phái vẫn tiếp tục truyền bá môn phái cho các môn sinh tại nhà. Tới 1983, môn đồ của ông đã truyền bá phổ biến Hàn Bái Đường tại Sàn Gòn.
Sau khoảng 20 năm bị gián đoạn, Hàn Bái Đường đã được đổi tên mới là Thiếu Lâm Hàn Bái. Sau này đổi thành Hàn Bái Kung Fu. Không chỉ có sự khác biệt về tên gọi mà các kỹ thuật cũng đã được cải tiến nhiều hơn.
Lời kết
Võ sư Hàn Bái đã có công lao rất lớn trong việc khôi phục truyền thống võ thuật Việt Nam. Đồng thời còn là nguồn cảm hứng để hình thành nên môn phái Hàn Bái Đường. Mặc dù sau đó Hàn Bái Đường có sự thay đổi nhưng sự có mặt của môn phái này vẫn làm đa dạng hệ thống võ cổ truyền Việt Nam.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về một môn võ cổ truyền của dân tộc. Hãy liên hệ ngay với Kickfit Sports nếu bạn cần được tư vấn nhé.