Một ngày của mình bắt đầu từ 8 giờ sáng nhưng thực chất đến 10 giờ mình mới có thể bắt đầu làm việc. Không buồn ngủ, chỉ là không đủ tỉnh táo để tập trung làm việc. Mình nghĩ là do cơ thể cần thời gian “chuẩn bị” bắt đầu ngày mới. Điều này thật sai lầm! Mình nhận ra trạng thái không tập trung mất, tỉnh táo này chỉ xuất hiện với mình sau khi mình bỏ luyện tập yoga và lúc này mình hiểu cơ thể mình cần tập thể dục. Mình đã từng luyện yoga suốt những năm đại học và trở lại với Ashtanga yoga. Với mình đây là loại hình khó nhất nhưng lợi ích của Ashtanga yoga lại khiến mình rất muốn kéo bạn bè theo học cùng.
1.Lợi ích của Ashtanga tác động đến cuộc sống
Điều mình cảm nhận rõ nhất mà Ashtanga tác động đến mình là lợi ích về tâm trí, cơ thể và tinh thần. Khi học bài tập toàn diện của bộ môn này lợi ích của Ashtanga tập trung vào lối suy nghĩ và cân bằng nhịp thở của mình. Bằng cách kết hợp những động tác khó với nhịp thở mạnh mẽ mình dần dần tập trung được vào thiền định. Những ngày học Ashtanga đã giúp mình xây dựng được ảnh hưởng tích cực đến mọi khía cạnh trong cuộc sống. Ashtanga không chỉ là lớp học yoga mà còn là phong cách sống của mình. Lợi ích của Ashtanga yoga cải thiện hai phần chính là về thể chất và tinh thần. Hãy thử ngay để tự mình cảm nhận nhé!
2. Lợi ích của Ashtanga về thể chất
Làm việc 8 tiếng trên văn phòng thật sự mình không còn muốn vận động những môn thể thao mạnh. Mình cảm giác tập thể dục rất nặng nề và mình dường như không có đủ thời gian. Các bài yoga cũ khiến mình tò mò về cấp khó nhất của yoga. Vậy nên mình chọn Ashtanga.
7 ngày đầu theo học mình cảm nhận được lợi ích của Ashtanga tác động rõ ràng nhất là vào thể chất. Tư thế Ashtanga tác động tất cả các vùng trên cơ thể mình. Nhánh màng lại lợi ích về thể chất mình muốn đề cập tới là Asana. Asana cải thiện tính linh hoạt và xây dựng cơ bắp. Trước khi học Ashtanga mình thường xuyên uống cafe để giữ tỉnh táo mặc dù không hề thích cái vị đắng của thức uống này. Cafe làm huyết áp của mình tăng cao ngay lập tức sau khi tiêu thụ. Rất may mắn mình đã dừng uống khi biết lợi ích của Ashtanga là cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp. Bằng cách kết hợp nhịp thở mạnh mẽ vào việc luyện tập mình sẽ giữ được trạng thái ổn định cho cơ thể.
Các tư thế của Ashtanga thách thức sức mạnh của cánh tay để duy trì sự cân bằng. Nhờ vậy việc xây dựng và phát triển cơ bắp của mình diễn ra rất tốt.
3. Điều hòa hơi thở để đạt sự tập trung cao độ
Mình được dạy điều hòa hơi thở qua nhánh Pranayama và độ tập trung qua nhánh Dharana. Hít thở đóng vai trò trung tâm trong yoga là cầu nối của thể chất và tinh thần. Mình rất khó tập trung khi làm việc. Gần như là mình không chuyên tâm làm lâu cái gì. Nên tìm được Ashtanga như giải pháp cho mọi vấn đề của mình vậy. Lợi ích của Ashtanga mà mình thích nhất chính là sử dụng nhánh Pranayama và Dharana. Nếu Pranayama giúp mình trở nên bình tĩnh khi điều hòa được hơi thở thì Dharana sẽ khiến khí huyết lưu thông. Việc tập trung vào công việc cũng dễ dàng hơn tránh được sự phân tâm bởi mọi thứ xung quanh.
4.Lợi ích của Ashtanga về tinh thần
Tinh thần là phần mình khó khắc phục nhất. Mình sử dụng nhánh Yama (Tiêu chuẩn đạo đức), Niyama (quy tắc ứng xử) và Pratyahara (làm chủ cảm xúc).
Sau khi thực hiện một chuỗi các các tư thế trong Ashtanga. Mình xác định được cảm giác của cơ thể trong mỗi tư thế. Giáo viên bắt đầu dạy mình tập trung vào các khía cạnh tinh thần của việc luyện tập. Mình dùng Yama để bắt đầu xem xét lại con người mình. Đây cũng là bài học hướng dẫn đạo đức là phần quan trong nhất của Yoga. Yama hướng tới một tâm hồn trong sáng, chân thật. Không bạo lực, không trộm cắp, càng không được chiếm đoạt mong muốn những thứ không phải của mình. Yama là phẩm chất cơ bản nhất nếu bạn theo học Ashtanga
Nếu Yama là tiêu chuẩn đạo đức với xã hội bên ngoài thì Niyama là cách luyện tập hướng nội tại bên trong. Niyama giữ cho tâm tính tách biệt khỏi thế giới bên ngoài. Hai nhánh này kết hợp giúp mình đạt thiền định tốt hơn.
Trước giờ mình khá nhạy cảm. Cảm xúc tiêu cực của người khác cũng làm ảnh hưởng đến tâm trạng của mình. Dù đã cố cải thiện nhưng ít nhiều mình cũng bị quấn theo dòng cảm xúc tiêu cực. Mình được khuyên học nhánh Pratyahara. Nhánh Pratyahara kiểm soát và khống chế các giác quan để tập trung vào nhánh Niyama. Mục đích là để tránh những tác động của thế giới bên ngoài.
5. Thiền định và phúc lạc
Mình hiện tại đang duy trì bản thân đến nhánh Dhyana (thiền định). Như mình đã nói cải thiện tinh thần lạc quan đã khó, giữ một tâm hồn không vướng bận còn khó hơn. Giai đoạn Dhyana là cảnh giới cao nhất của sự tập trung không bị gián đọan. Một tâm hồn không vướng bận mình nhắc tới nghĩa là tâm trí yên tĩnh tập trung tới mức không còn một suy nghĩ nào.
Cảnh giới cuối cùng của yoga chính là Samadhi (phúc lạc). Các cơ quan thiếp đi còn tâm trí thức tỉnh. Đây là trạng thái đỉnh cao của những người học yoga luôn theo đuổi
Lời kết
Độ khó của Ashtanga với mình là 70% nhưng lợi ích của Ashtanga mang lại thì là toàn diện. Tác động đến tinh thần và thể chất mặc dù mình chưa đạt mức hoàn hảo. Mỗi tuần mình dành 90 phút để tập Ashtanga để có thể tỉnh táo, tập trung và cải thiện sức khỏe.