Võ sư Vũ Bá Quý là học trò xuất sắc của Tôn sư Tế Công – một vị cao thủ môn phái Vịnh Xuân Trung Hoa. Với tài năng võ thuật và niềm đam mê chảy trong người, ông không ngừng học hỏi và nghiên cứu về võ thuật. Ông từng thụ giáo rất nhiều môn phãi võ khác nhau cả trong và ngoài nước. Sau này ông đã sáng lập ra môn phái Vũ gia thân pháp.
Cuộc gặp gỡ định mệnh làm nên tên tuổi của vị sáng tổ Vũ gia thân pháp
Võ sư Vũ Bá Quý (1912 – 1995) được sinh ra tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Từ nhỏ, cụ đã tỏ ra là một người rất đam mê võ thuật và luôn tìm tòi, học hỏi nhiều loai võ thuật khác nhau.
Đầu thế kỷ XX, cụ ra Hà Nội, đem theo niềm đam mê võ học ấy cụ đã tìm đến cụ Lãnh binh Giang – là một trong những bộ tướng giỏi của Tổng đốc Hoàng Diệu. Tại đây, cụ được cụ Lãnh binh Giang truyền dạy những tuyệt kỹ của võ cổ truyền dân tộc.
Không bó buộc bản thân ở một môn phái duy nhất, cụ Quý đã tìm tòi và học thêm nhiều loại võ thuật khác nhau. Cụ từng thụ giáo qua các nhiều loai võ Tàu; quyền Anh và cả võ thuật của dân tộc thiểu số phía Bắc.
Tuy nhiên, bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời học võ của cụ quý phải kể tới cuộc gặp gỡ với Tôn sư Tế Công ở biên giới phía Bắc đầu thế ký XX. Tôn sư Tế Công là một trong những cao thủ của môn phái Vịnh Xuân Trung Hoa. Khi Trung Quốc xảy ra bạo loạn, cụ Tế Công di chuyển xuống Việt Nam để lánh nạn. Tại đây, 2 cụ đã có cơ hội gặp nhau. Và từ ấy, cụ Quý chính thức trở thành học trò đầu tiên của Tôn sư Tế Công; được cụ truyền dạy cho những tuyệt kỹ của phái Vịnh Xuân Trung Hoa.
Một người không ngừng học hỏi, trau dồi
1. Cuộc so tài đầy gay cấn với võ sư Năm Sài Gòn
Nhận được sự chỉ bảo tận tình từ Tôn sư Tế Công, cộng với tố chất và kỹ thuật võ học vốn có, cụ Vũ Bá Quý đã tiếp thu rất nhanh chóng. Ngoài ra, còn học thêm một số môn phái khác nữa để trau dồi kiến thức. Với những tuyệt kỹ võ thuật của bản thân, cụ tham gia nhiều cuộc thi đấu võ thuật và giành được chức vô địch. Đặc biệt, cụ đã có nhiều năm giữ đai Vô địch võ đài Quy Nhơn (vô địch Đông Dương).
Vốn là một người ham học hỏi, năm 1938 cụ di chuyển vào Sài Gòn. Tại đây, cụ đã có dịp gặp gỡ với võ sư được giới giang hồ gọi là Năm Sài Gòn. Hai người đã có một cuộc thi tài với nhau rất gay cấn.
Trong suốt cuộc đấu võ, võ sư Năm Sài Gòn không thể so đòn được với cụ Quý. Ngược lại, cụ Quý cũng khó có thể ra đòn quyết định với đối thủ của mình bởi thân pháp của vị võ sư kia cực kỳ nhanh nhẹn, tinh tế. Kết thúc trận đấu, cụ Nguyễn Bá Quý đã giành chiến thắng.
Tuy nhiên, dù là người thắng nhưng cụ lại không tỏ vẻ khinh thường đối thủ. Ngược lại, cụ lại đội lễ sang nhà võ sư Năm để xin được chỉ giáo thêm về thân pháp.
2. Sáng lập nên môn phái Vũ gia thân pháp
Sau suốt một quá trình dài liên tục học hỏi và tập luyện, cuối cùng cụ Vũ Bá Quý đã đúc rút ra kỹ thuật riêng cho mình. Từ cơ sở đó, cụ sáng lập ra môn phái Vũ gia thân pháp.
Đây là một môn phái mang tính chiến đấu rất cao. Kỹ thuật của Vũ Gia thân pháp là sự kết hợp giữa bộ tay của Vịnh Xuân Quyền trong cận chiến; thân pháp xoay người của phái Nga Mi; kết hợp với quyền pháp chiến đấu và lối đánh áp sát đối phương của võ thuật Việt Nam. Ngoài quyền pháp, hệ thống kỹ thuật của môn phái còn đa dạng cả về binh khí. Nổi bật nhất là roi và kiếm.
Lời kết
Sau này, khi cụ Vũ Bá Quý đã qua đời, những học trò của cụ như: võ sư Đạt, võ sư Mỹ, võ sư Nguyên,… đã kế thừa và cùng nhau phát triển môn phái. Hệ thống kỹ thuật của Vũ gia thân pháp ngày càng được sáng tạo và nâng cao thêm để nâng cao khả năng chiến đấu; đưa môn phái phát triển ra các quốc gia khác trên Thế giới.