Sự xuất hiện của môn võ Bình Thái Đạo chính là sự giao thoa kết hợp giữa hai môn võ của Trung Quốc và Việt Nam. Một là môn võ Thiếu Lâm Tự của Trung Hoa, hai là môn võ cổ truyền Bình Định. Chính sự kết hợp độc đáo này đã tạo nên sự khác lạ cho nền võ thuật tại vùng Đất võ Bình Định.
Người sáng lập ra môn phái Bình Thái Đạo
Môn phái Bình Thái Đạo được sáng lập bởi võ sư Diệp Trường Phát (hay cụ Tàu Sáu). Cụ là một người tinh thông võ thuật và có tầm ảnh hưởng lớn trong làng võ. Cụ sinh năm 1896, tại làng An Thái, là một người gốc Hoa. Năm 13 tuổi, cụ được cha mẹ mình cho sang tỉnh Phúc Kiến (TQ) để học võ; sau đó lại sang Hồng Kong để học hỏi thêm về võ thuật.
Trong suốt những năm tháng rèn luyện võ thuật ở cả Trung Quốc và Hồng Koong, cụ Tàu Sáu đã luyện được nhiều loại võ công nổi tiếng. Cụ đã luyện được Hổ Quyền, Long Quyền và thập bát ban võ nghệ; thông thạo thêm cả Hầu Quyền và Xà Quyền. Sau đó cụ mới trở về làng An Thái, tiếp tục đúc kết những tin hoa của võ thuật Bình Định; kết hợp với những tinh hoa của võ phái đã được học tạo nên Bình Thái Đạo.
Ban đầu, môn phái này chỉ được dạy kín trong gia đình. Thế nhưng do nhiều người trong làng cũng mong muốn được học võ của cụ nên cụ đã quyết định truyền dạy lại cho cả những người dân trong làng. Tại đây đã đào ra được nhiều vị võ sư xuất chúng: võ sư Ba Phùng, võ sư Chín Kỳ; võ sư Phó Tuần Chẩn và võ sĩ Năm Tường.
Năm 1962, cụ Tàu Sáu qua đời. Vị trí trưởng môn đời thứ hai được truyền cho cho con trai cụ là võ sư Diệp Bảo Sanh.
Hệ thống quyền phái của Bình Thái Đạo
Bình Thái Đạo có một hệ thống quyền phái rất chặt chẽ. Hệ thống quyền được xây dựng dựa trên bốn bộ quyền chính bao gồm:
- Hổ quyền
- Long quyền
- Hầu quyền
- Xà quyền
Trong đó, môn phái Hổ Quyền và Long Quyền thiên về ngạnh công và được coi là nền tảng căn bản của môn phái. Còn Hầu Quyền và Xà Quyền lại thiên về Nhu công và Miêu công; tạo nên sự ảo diệu trong sử dụng quyền thuật của môn phái. Tổng hợp lại thì đây là một môn phái được kết hợp hài hòa cả về ngạnh công và nhu công. Vừa mạnh mẽ, quyết liệt nhưng cũng nhẹ nhàng, uyển chuyển.
Hệ thống giáo điều
Cụ Tàu Sáu là một người rất đề cao vấn đề giáo điều trong võ thuật. Vì thế, về mặt tinh thần thì cụ đã lấy “Ngưu giác chỉ” để làm biểu tượng của môn phái. Cụ rất đề cao loài trâu, nhận thấy ở loài vật này có rất nhiều đức tính tốt; từ đó đã đúc kết lại thành hệ thống giáo điều của môn phái. Bao gồm 5 điều hay được gọi là “Ngũ điều”: Đoàn kết, Hy sinh, Thật thà, Dũng cảm.
Ngoài “Ngũ điều”, cụ cũng xây dựng thêm “Ngũ qui” gồm 5 điều “Không”:
- Không phản sư phế đạo
- Không ỷ thế hiếp cô
- Không sanh tâm đạo tặc
- Không loạn dâm háo sắc
- Không thắng vinh bại nhục
Xem thêm:
- LAM SƠN VÕ ĐẠO: MÔN VÕ GẮN LIỀN VỚI ĐỊA DANH CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ TỔ QUỐC
- TIỂU SỬ VÕ SƯ HÀN BÁI CỦA MÔN PHÁI HÀN BÁI ĐƯỜNG
- HOA QUYỀN – MÔN PHÁI ĐƯỢC SÁNG LẬP TỪ MỘT NGƯỜI NÔNG DÂN NGHÈO
Lời kết
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, môn phái Bình Thái Đạo vẫn được bảo tồn và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, các hoạt động vẫn mang tính đơn lẻ nhiều, chưa có sự thống nhất giữa các võ đường. Vì vậy nên khi trưởng môn phái đời thứ 3 là võ sư Nguyễn Ngọc danh đảm nhiệm đã thành lập ra Hội đồng môn phái. Việc này giúp môn phái có thể hoạt động được quy củ và hiệu quả hơn. Giúp môn phái ngày càng phát triển mạnh hơn.