Mỗi khi nhắc tới tên môn phái, người ta thường nghĩ ngay tới những ngày tháng đi khai hoang mở đất; những ngày chống lại bè lũ quan lại tay sai. Cũng chính nhờ những sự kiện trên mà môn phái Tân Khánh Bà Trà đã được hình thành. Trải qua một khoảng thời gian lịch sử lâu đời, môn phái ngày càng được các võ sư trau chuốt và phát triển.
Quá trình khai hoang mở đất và hình thành môn phái
1. Hành trình khai hoang mở đất
Giai đoạn năm 1778 – 1820, vua Gia Long (Nguyễn Ánh) đã mời Thực dân Pháp vào tiến đánh đội quân Tây Sơn. Sau khi cuộc tiến đánh thành công, những người dân nơi đây cũng phải di cư đi nơi khác bởi lo sợ bị triều đình nhà Nguyễn truy giết. Họ di cư xuống khu vực Đàng trong; khai phá vùng đất Đồng Nai – Gia Định. Tại đây họ đã lập ra làng Tân Khánh. Trong suốt quá trình di cư và lập nghiệp tại đây, người dân vẫn mang trong mình truyền thống thượng võ và kỹ pháp võ thuật Bình Định.
2. Hình thành môn phái Tân Khánh Bà Trà
Vào giữa thế kỷ 19, dưới triều vua Tự Đức đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của dân làng Tân Khánh chống lại bè lũ quan lại tay sai thối nát của ngoại bang. Trong đó nổi lên một người phụ nữ có tên là Bà Trà. Bà là một người rất giỏi võ thuật Tây Sơn. Bà chính là người đã lãnh đạo mọi người trong cuộc khởi nghĩa này.
Ngoài ra, Bà Trà còn là người đứng ra chiêu mộ thêm những nghi binh để chống lại triều Nguyễn. Số người mà bà qui tụ được lên tới con số hàng trăm người và đa số là nữa giới; họ ngày đêm cùng nhau luyện tập võ thuật.
Đối với người dân làng Tân Khánh, bà là một người rất tài giỏi và được mọi người tin tưởng, kính nể. Sau này, người dân 2 làng Tân Khánh và Bình Chuẩn gọi phái võ này với tên gọi là “phái võ Bà Trà – Tân Khánh” hay “Tân Khánh Bà Trà”. Phái võ này là một trong số ít phái võ cổ truyền có tiếng ở miền Nam và cũng rất nổi tiếng trong giới võ học cổ truyền Việt.
Võ phái Tân Khánh Bà Trà mang đậm phong thái võ Tây Sơn
Mặc dù được hình thành và phát triển ở một vùng đất mới, thế nhưng võ phái Tân Khánh Bà Trà vẫn mang đậm phong thái của võ thuật Tây Sơn – Bình Định. Hệ thống kỹ thuật của võ phái này được duy trì gần như toàn bộ những kỹ thuật võ cơ bản của võ Tây Sơn bao gồm:
– Các bài quyền:
- Ngọc trản
- Lão mai quyền
- Thần đồng quyền
- Thái Sơn
- Tấn Nhứt
- Huỳnh Long quá hải
- Đồng Nhi, Lão Mai
- Thiền Sư…
– Các bài côn:
- Tấn nhất
- Tứ môn
- Thần Đồng
- Giáng Hỏa
- Ngũ Môn…
– Các bài binh khí như:
- Siêu Thái Dương
- Siêu Thái Âm
- Song Kiếm
- Trường Thương…
Tuy nhiên, các võ sư cũng đã có sự cải biên các kỹ thuật, đòn thế một chút để phù hợp với điều kiện sinh sống. Đặc trưng kỹ thuật của môn phái Tân Khánh Bà Trà chính là lối tấn công liên hoàn, phối hợp. Những đòn chân và đòn tay liên tục được đưa ra khiến cho đối thủ bị nhiễu loạn; khó có thể phòng thủ được; giúp tăng hiệu quả tấn công.
Những đòn tay và đòn chân cực kỳ được chú trọng; được tung ra theo được thẳng để cản mọi sự tấn công của đối phương. Để tấn công bằng lối đấnh cận chiến các môn sinh sẽ được hướng dẫn sử dụng kỹ thuật đầu gối, cùi chỏ; năm đấm, cạnh bàn tay,… Như vậy, các môn sinh có thể sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.
Lời kết
Tân Khánh Bà Trà là một phái võ rất hay. Thế nhưng lại chưa được phổ biến rộng rãi. Hiện nay chỉ có duy nhất võ đường Từ Thiện và nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM là có dạy môn phái này. Tuy nhiên, cũng chỉ được dạy dưới hình thức cha truyền con nối. Nguyên nhân cũng bởi các bậc trưởng lão cho rằng không nên dạy võ thuật cho những người có tính tình nóng nảy, hiếu thắng vì sẽ dễ xảy ra gây gổ, đánh nhau; các cụ chỉ truyền dạy cho những ai thật sự có tố chất về võ thuật, có tính tình điềm đạm. Có lẽ phải cần tới sự giúp sức của địa phương và các ban ngành để môn phái ngày càng phát triển và không bị thất truyền.