Boxing (Quyền anh) được mệnh danh là một trong những môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh với hàng triệu người theo dõi mỗi năm. Tự học boxing không hề khó nếu bạn có sự hướng dẫn đúng cách. Cùng tìm hiểu hướng dẫn học boxing qua bài viết sau của Kickfit Sports nhé!
Hướng dẫn học boxing sẽ gồm 6 bước như sau:
- Bước 1: Các kỹ thuật cơ bản: Thế đứng cơ bản, cách di chuyển trong boxing, các đòn đấm và các combo tấn công cơ bản;
- Bước 2: Danh sách những dụng cụ cơ bản trong boxing;
- Bước 3: Các bài tập boxing dành cho người mới bắt đầu;
Bước 4: Chiến thuật thi đấu boxing: Kỹ thuật phòng thủ và phản đòn, chiến lược thi đấu boxing cơ bản; - Bước 5: Các lỗi cơ bản khi tự học boxing;
- Bước 6: Tìm hiểu về luật thi đấu boxing mới nhất hiện nay.
Lưu ý: Hướng dẫn học boxing dưới đây được viết dành cho người thuận tay phải (Thế đứng với chân phải và tay phải ở phía sau). Nếu bạn thuận tay trái, hãy làm ngược lại.
Hướng dẫn học boxing bước 1: Các kỹ thuật cơ bản
Bất cứ môn thể thao nào cũng sẽ có những kiến thức nền tảng. Đối với boxing, những kỹ thuật cơ bản như cách đứng hoặc cách đấm chính là kiến thức cơ bản nhất giúp bạn làm quen với boxing và xây dựng nền tảng để học kỹ thuật nâng cao.
Thế đứng trong boxing
Thế đứng là điều đầu tiên bạn cần học trong hướng dẫn học boxing 6 bước. Thế đứng tốt sẽ giúp boxer có thể chuyển từ tấn công sang phòng thủ một cách linh hoạt, tăng khả năng giữ thăng bằng trước các đòn tấn công và hạn chế việc xuất hiện các sơ hở.
Cách thực hiện thế đứng trong boxing gồm 2 bước: Thế đứng của chân và thế thủ của tay.
Hướng dẫn học boxing với thế đứng cơ bản bước 1: Cách thực hiện tư thế của chân
- Đặt hai chân rộng một khoảng bằng vai, chân phải ở phía sau chân trái;
- Tưởng tượng có một đường kẻ dọc đi giữa hai chân;
- Di chuyển mũi chân trái hướng vào trong, mũi chân tiếp xúc với đường kẻ;
- Di chuyển mũi chân phải hướng ra ngoài, gót chân tiếp xúc với đường kẻ;
- Đầu gối hơi cong;
- Giữ hông thư giãn;
- Gót chân phải hơi nhấc lên.
Hướng dẫn học boxing với thế đứng cơ bản bước 2: Cách thực hiện tư thế của tay
- Hai tay giơ che trước mặt;
- Khuỷu tay hạ xuống thấp và hướng vào trong;
- Cánh tay trái che hết cơ thể và che lấy cằm;
- Nắm đấm tay phải ngang bằng má hoặc lông mày;
- Vai thả lỏng;
- Cằm hơi cúi xuống.
Cách di chuyển trong boxing
Có 2 cách di chuyển cơ bản trong boxing: Step-drag (Kéo chân) và Pivot (Xoay chân).
Kỹ thuật Step-drag (Kỹ thuật kéo chân) giúp boxer luôn đứng vững và có thể linh hoạt chuyển trạng thái giữa tấn công và phòng thủ. Lưu ý luôn tiếp đất bằng mũi chân (Không tiếp đất bằng gót chân) và di chuyển với các bước bằng nhau:
- Cách di chuyển về phía trước và di chuyển sang trái: Bước chân trái trước và kéo chân phải theo sau;
- Cách di chuyển về phía sau và sang phải: Bước chân phải trước và kéo chân trái theo sau.
Kỹ thuật Pivot (Kỹ thuật xoay chân) được sử dụng để tránh các đòn tấn công hoặc tìm góc đấm mới. Cách thực hiện kỹ thuật Pivot như sau:
- Bắt đầu ở tư thế đứng cơ bản;
- Lấy chân trái làm điểm tựa và vung chân phải theo chiều kim đồng hồ;
- Luyện tập xoay theo trục nhỏ (45 – 90 độ) và xoay theo trục lớn (90 – 180 độ).
Một số lưu ý khi thực hiện di chuyển:
- Không cong lưng, gù lưng khi di chuyển;
- Sử dụng giày boxing để tạo cảm giác tốt hơn;
- Luôn thư giãn phần thân trên, không gồng vai.
Các đòn đấm trong boxing
Trong boxing có 4 đòn đấm cơ bản:
- Đòn Jab (Đấm thẳng tay không thuận): Đòn jab có thể được sử dụng để tấn công, phòng thủ, phản công, duy trì khoảng cách,…;
- Đòn Cross (Đấm thẳng tay thuận): Đòn cross là đòn mạnh nhất trong boxing;
- Đòn Hook (Đấm móc): Hook là đòn đấm hiểm hóc nhắm vào thân và đặc biệt là vùng gan của cơ thể;
- Đòn Uppercut (Đấm xúc): Đây là đòn mạnh nhất ở cự ly gần và tầm trung. điểm tấn công thường là đầu hoặc thân và có khả năng mang lại tính bất ngờ cao.
Đây là 4 đòn đấm nền tảng cho tất cả những cú đấm trong boxing. Đối với đòn hook và uppercut, người ta chia làm hai loại là trái và phải.
4 bước thực hiện đòn đấm trong hướng dẫn học boxing như sau:
- Bắt đầu ở thế đứng cơ bản;
- Thở ra khi tung cú đấm khỏi vị trí ban đầu;
- Siết chặt nắm đấm và cả cơ thể khi đốt ngón tay tiếp xúc với đối thủ;
- Thả lỏng tay và kéo tay trở về vị trí ban đầu.
Lưu ý khi thực hiện các đòn đấm trong hướng dẫn học boxing:
- Khi thực hiện đấm, tay còn lại (tay không đấm) cần bảo vệ cơ thể, tránh các đòn phản công;
- Hít thở theo đúng quy tắc khi thực hiện đấm;
- Trừ đòn đấm jab, các đòn đấm còn lại nên được thực hiện với động tác xoay toàn bộ cơ thể và xoay chân để gia tăng lực đấm.
Các combo cơ bản trong boxing
Các boxer không bao giờ thực hiện một đòn đấm đơn lẻ. Để tấn công hiệu quả, các boxer sử dụng các combo với nhiều đòn đấm.
Để thuận tiện trong quá trình học boxing, người ta đánh số cho mỗi đòn đấm theo quy định như sau:
- 1 = jab;
- 2 = cross;
- 3 = left hook (đấm móc tay trái);
- 4 = right hook (đấm móc tay phải, còn gọi là overhand right);
- 5 = left uppercut (đấm xúc tay trái);
- 6 = right uppercut (đấm xúc tay phải);
- b = body (phần thân đối thủ (ví dụ 1-b tức là jab vào thân, 4-b tức là right hook vào thân)).
Hướng dẫn học boxing với 12 combo cơ bản:
- Combo 1-1;
- Combo 1-1b;
- Combo 1-2;
- Combo 1-2b;
- Combo 1b-2;
- Combo 1-1-2;
- Combo 1-2-1-1;
- Combo 1-2-3;
- Combo 1-2-1-2;
- Combo 1-2-3-2;
- Combo 1-2-3b-2;
- Combo 1-2-5-2.
=> Xem thông tin chi tiết về bộ môn Boxing tại: Boxing là gì? Làm thế nào để trở thành võ sĩ boxing chuyên nghiệp?
Hướng dẫn học boxing bước 2: Dụng cụ học boxing
Bước 2 trong hướng dẫn học boxing là dụng cụ tập boxing. Dụng cụ tập boxing không chỉ đảm bảo an toàn cho võ sĩ mà còn tăng hiệu quả của quá trình luyện tập.
Các dụng cụ học boxing cơ bản bao gồm:
- Băng đa quấn tay: Giúp bảo vệ cổ tay của bạn;
- Găng tay boxing: Lựa chọn găng 12oz hoặc 14oz để luyện tập;
- Miếng bảo vệ răng: Giúp bảo vệ hàm răng của bạn khỏi các đòn đánh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trang bị các thiết bị luyện tập boxing như sau:
- Mũ bảo hộ đầu;
- Giày tập boxing;
- Bao cát boxing;
- Speed bag;
- Đích đấm, đích đá.
Hướng dẫn học boxing bước 3: Lịch tập boxing chi tiết
Sau khi đã nắm được những kỹ thuật cơ bản, bước 3 trong hướng dẫn học boxing sẽ hướng dẫn bạn cách lên lịch tập boxing chi tiết. Chương trình tập luyện thường bao gồm 3 phần cơ bản:
- Bài tập khởi động và làm mát;
- Bài tập thể lực (luyện tập sức mạnh và sức bền);
- Các bài tập boxing (luyện tập kỹ thuật).
Các bài tập khởi động và làm mát
Các bài tập khởi động giúp làm nóng các bó cơ và hạn chế nguy cơ chấn thương khi tập. Một số bài tập khởi động trong hướng dẫn học boxing:
- Nhảy dây;
- Chạy bộ đường dài;
- Shadow boxing (Đấm gió);
- Các bài tập giãn cơ boxing;
- Các bài tập HIIT: Hít đất, chống đẩy,…
Các bài tập boxing
Các bài tập boxing giúp rèn luyện kỹ thuật và tốc độ. Một số bài tập giúp boxer luyện tập kỹ thuật trong hướng dẫn học boxing:
- Bài tập với đích đấm/đích đá (tập cùng huấn luyện viên);
- Bài tập với bao cát (heavy bag);
- Bài tập với bóng tốc độ (speed bag);
- Bài tập với bóng phản xạ (double-end bag);
- Bài tập đấm gió shadow boxing;
- Bài tập đấu thử với bạn tập (sparring).
Các bài tập thể lực và sức bền
Boxing là môn thể thao yêu cầu rất nhiều sức lực. Chính vì vậy mà các bài tập thể lực và sức bền đóng vai trò rất quan trọng. Các bài tập thể lực và sức bền trong hướng dẫn học boxing:
- Bài tập chạy bộ;
- Bài tập nhảy dây;
- Bài tập kéo xà;
- Bài tập chạy nước rút;
- Các bài tập nâng tạ;
- Các bài tập HIIT cường độ cao: Squat, Plank, Burpee,…
THAM GIA TRẢI NGHIỆM NGAY DỊCH VỤ TẬP THỬ MIỄN PHÍ 7 NGÀY VỚI BỘ MÔN BOXING TẠI ĐÂY!
Hướng dẫn học boxing bước 4: Chiến thuật thi đấu boxing
Nhiều người lầm tưởng thi đấu boxing chỉ cần thể lực tốt là chiến thắng. Trong thực tế, các boxer phải rèn luyện tư duy cũng như có chiến lược cụ thể trước mỗi trận đấu. Vì vậy mà bước 4 trong hướng dẫn học boxing sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức để tham gia thi đấu boxing một cách hiệu quả nhất.
Kỹ thuật thở trong boxing
Nguyên tắc kỹ thuật thở trong boxing như sau: Thở chậm và sâu khi chuyển động chậm, thở nhanh khi chuyển động nhanh.
Nên hít thở chậm khi di chuyển quanh võ đài hoặc, khi ra khỏi phạm vi tấn công của đối thủ hoặc thời gian nghỉ giữa hiệp. Cách hít thở chậm là hít vào từ từ bằng mũi và thở ra từ từ bằng mũi.
Cách hít thở nhanh trong hướng dẫn học boxing:
- Hít vào chậm bằng mũi (Nếu không thể hít chậm, bạn có thể hít nhanh qua mũi. Bạn cũng có thể hít bằng miệng, tuy nhiên điều này không được khuyến khích);
- Thở ra nhanh bằng miệng theo mỗi đợt chuyển động (Kết hợp với việc dùng răng để cản luồng khí thoát ra).
Kỹ thuật phòng thủ trong boxing
Trước khi học cách tấn công, hãy đảm bảo mình thành thạo kỹ năng phòng thủ.
Kỹ thuật phòng thủ cơ bản nhất chính là sử dụng bước chân. Đây là cách tốt nhất để né hoàn toàn các đòn đánh, tuy nhiên nhược điểm của nó là cần nhiều năng lượng hơn để di chuyển và khó có cơ hội phản đòn lại do đã di chuyển ra khỏi tầm tấn công. Có 3 loại bước chân khi phòng thủ là lùi lại, đi vòng quanh hoặc tiến về phía trước.
Các kỹ thuật phòng thủ cơ bản trong boxing gồm chặn (blocking), đỡ đòn (Parrying), lăn (Rolling) và trượt (Slipping).
Chặn (Blocking) | Đỡ (Parrying) | Lăn (Rolling) | Trượt (Slipping) | |
Phù hợp | Cho tất cả các đòn đấm | Cho đòn đấm mạnh, đòn đấm dài, đòn đấm thẳng | ||
Không phù hợp | Không hiệu quả với những đòn tấn công nhẹ và đòn đấm cong | Không nên sử dụng với đòn đấm nhẹ và yếu (đòn jab) | Không nên sử dụng với combo đòn đấm | |
Ưu điểm | Dễ thực hiện An toàn cho cự ly gần | Sử dụng đà của đối thủ để chống lại họ | Có thể chống lại combo đòn đấm, những đòn đấm mạnh Có thể sử dụng khi đang bị mất thăng bằng | Tạo cơ hội phản công Hoàn toàn không bị dính đòn của đối thủ |
Nhược điểm | Cần nhiều năng lượng Có thể bị kẹt trong các đòn tấn công tiếp theo | Đối thủ có thể sử dụng để lừa bạn | Không hiệu quả khi đấu với đối thủ có tay thuận khác bạn | Yêu cầu kỹ thuật và tốc độ cao Rất dễ trúng đòn nếu làm trượt |
Kỹ thuật phản đòn trong boxing
Kỹ thuật phản đòn trong boxing gọi là Countering. Nguyên tắc cơ bản khi thực hiện phản đòn là chặn đòn của đối thủ và tấn công ngay sau đó. Countering là cách tốt nhất để chuyển từ phòng thủ sang phản công, tuy nhiên nhược điểm của nó là khiến boxer nhanh mất sức và dễ nhận những đòn tấn công nguy hiểm.
Chiến lược thi đấu cơ bản
Bạn không thể bước vào trận đấu mà không có một chiến lược thi đấu cụ thể. Các boxer đều phải nghiên cứu đối thủ rất kỹ trước khi bước vào trận đấu.
Chiến lược thi đấu cơ bản trong hướng dẫn học boxing như sau:
- Hiệp 1: Di chuyển xung quanh và thăm dò đối thủ (cách đối thủ di chuyển, combo ưa thích của họ, những thói quen của họ);
- Hiệp 2: Duy trì nhịp điệu trận đấu và bắt đầu tấn công bằng những đòn đấm mạnh. Không được để bản thân bị dồn vào góc võ đài hoặc dồn vào dây của đài đấu;
- Hiệp 3: Tấn công hết sức để knock-out đối thủ hoặc giành thật nhiều điểm.
Lựa chọn phong cách boxing
Mỗi boxer nổi tiếng sẽ có một phong cách chiến đấu của riêng mình. Bạn có thể tham khảo các phong cách nổi tiếng và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Hãy nhớ rằng chỉ có quá trình luyện tập kiên trì và kỷ luật mới có thể mang lại những kết quả tốt.
Một số phong cách boxing cơ bản trong hướng dẫn học boxing như sau:
- Power puncher;
- Speedy runner;
- Defensive shell;
- Aggressive swarmer;
- Tall (long-reach);
- Short guys (duckers).
Hướng dẫn học boxing bước 5: 15 lỗi cơ bản khi học boxing
Ai bắt đầu học boxing cũng sẽ không thể tránh khỏi những lỗi cơ bản dưới đây. Bạn có thể tham khảo các lớp 1-1 với huấn luyện viên boxing để có thể sửa những lỗi này.
Hướng dẫn học boxing: Sai lầm trong kỹ thuật:
- Lỗi cong lưng khi đứng;
- Lỗi không thả lỏng thân trên khi di chuyển và tấn công;
- Lỗi nắm chặt tay lại khi không đấm;
- Lỗi che mắt khi thực hiện phòng thủ;
- Lỗi vị trí vai sai khi thực hiện đấm.
Hướng dẫn học boxing: Sai lầm khi tập luyện:
- Chế độ tập luyện không cân bằng giữa thể lực và kỹ thuật;
- Không thực hiện các bài tập khởi động trước khi tập và làm mát sau buổi tập;
- Không tập kỹ nền tảng cơ bản trước khi chuyển sang nâng cao;
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp và cân bằng;
- Chế độ nghỉ ngơi không hợp lý.
Hướng dẫn học boxing: Sai lầm khi thi đấu:
- Không nghiên cứu kỹ đối thủ;
- Không hít thở đúng cách;
- Thả lỏng tay xuống không phòng thủ;
- Không nhìn vào đối thủ khi tấn công và phòng thủ;
- Không duy trì nhịp điệu của bản thân (cuốn vào nhịp đấu của đối thủ).
=> Xem thông tin chi tiết về giá tập Boxing tại: XEM NGAY giá tập boxing ở Hà Nội bao nhiêu tiền một tháng để không bị ‘hớ’
Hướng dẫn học boxing bước 6: Tìm hiểu luật thi đấu boxing
Bước 6 trong hướng dẫn học boxing chính là tìm hiểu luật thi đấu cơ bản. Một số luật cơ bản trong thi đấu boxing như sau:
Quy định về thời gian thi đấu: Mỗi trận đấu boxing chuyên nghiệp có thể bao gồm từ 9 – 12 hiệp, mỗi hiệp dài 3 phút, nghỉ giữa hiệp 1 phút. Trận đấu boxing nghiệp dư thường kéo dài 3 hiệp.
Quy định về trang phục khi thi đấu: Các võ sĩ chỉ được mặc quần, không được mặc áo. Các võ sĩ phải sử dụng găng tay tiêu chuẩn, có trang bị miếng bảo vệ răng.
Quy định về những điều Boxer không được thực hiện:
- Không được đấm dưới thắt lưng, đầu hoặc cổ;
- Không được đấm khi đối thủ đang ngã;
- Không được tấn công bằng khuỷu tay, đầu gối, đầu hoặc cẳng tay.
Quy định về chiến thắng:
- Knock-out (Loại trực tiếp): đối thủ ngã xuống sàn và không thể đứng dậy trong 10 giây;
- Knock-out kỹ thuật: Võ sĩ tỏ ra không thể tiếp tục, trọng tài phán võ sĩ không thể tiếp tục hoặc đội của võ sĩ ném khăn trắng vào đài đấu;
- Chiến thắng bằng điểm của ban giám khảo: Nếu không có võ sĩ nào knock-out trong các hiệp đấu, các trọng tài sẽ là người quyết định bằng cách quyết định điểm.
Như vậy tại bài viết trên, Kickfit Sports đã mang tới cho bạn sự hướng dẫn học boxing trong 6 bước chi tiết nhất. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm lớp boxing 3 trong 1: Cơ sở vật chất 5 sao – Giáo trình boxing chất lượng – Huấn luyện viên giàu kinh nghiệm thì hãy liên hệ HOTLINE hoặc điền form TẠI ĐÂY nhé!