Boxing là bộ môn võ thuật đối kháng cao và có các kỹ thuật cơ bản đơn giản. Gồm 3 đòn đánh khi thi đấu là đấm thẳng, đấm vòng và đấm móc. Bộ môn có nguồn gốc từ phương Tây và hiện đang là xu thế tập luyện tại Việt Nam. Con đường trở thành võ sĩ chuyên nghiệp sẽ phải trải qua khổ luyện và thi đấu rất quyết liệt. Bạn cũng đang tập luyện boxing và muốn theo con đường là một võ sư boxing chuyên nghiệp. Trước hết cần phải biết luật thi đấu boxing và các cú đấm bị cấm trong boxing. Vậy hãy cùng Kickfit Sports tìm hiểu và giải đáp nhé!
Một số luật thi đấu quyền anh (boxing) chuyên nghiệp
Để đạt tiêu chuẩn thi đấu, boxing có những quy định bắt buộc:
Võ đài
Trong các cuộc thi mỗi cạnh góc của võ đài là 6,1 m. Đảm bảo không thấp hơn 0,91 m và cao hơn 1,22m. Sàn và đệm góc phải chắc chắn, phù hợp với 4 cột góc. Tất cả các cột góc phải có đệm lót an toàn cho vận động viên. Sàn đài được phủ bằng da hoặc cao su, chất liệu này có độ đàn hồi tốt. Độ dày không mỏng hơn 1,3 cm và không dày quá 1,9 cm. Dây đài có 3 hoặc 4 dây đài, đường kính khoảng 3 cm được buộc chặt vào góc của sàn đài. Võ đài phải có 3 cầu thang, 2 cầu thang ở hai góc đối diện dành cho vdv và 1 cầu thang cho trọng tài , bác sĩ sử dụng.
Găng đấu
Quy định vận động viên sẽ đeo găng đỏ hoặc xanh tùy theo góc đài được chỉ định. Găng tay nặng 284g, phần da không được nặng hơn ½ tổng trọng lượng. Phần nhồi độn không nhẹ hơn ½ tổng trọng lượng. Sẽ có các thủ tục kiểm tra găng theo chuẩn của AIBA(Liên đoàn Boxing thế giới). Găng dùng cho thi đấu được kiểm soát bởi viên chức có kinh nghiệm đã được chỉ định. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo mọi luật lên, an toàn đến khi vddv lên võ đài.
Băng quấn tay
Áp dụng quy cách băng “VELPEAU” không dài quá 2,5m cho mỗi tay. Sử dụng băng dán có chiều dài 7,6 cm, rộng 2,5 cm để cố định băng quấn tay. Không được phép sủ dụng bănng dán cao sau hay plastic. Các giải đấu mang tầm cỡ thế giới và olympic thì băng quấn sẽ do nước chủ nhà cấp. Vdv chỉ được dùng băng do viên chức đưa ngay trước khi bước vào trận đấu.
Trang phục
Vdv sẽ phải mặc quần đùi không dài quá gối, áo lót che ngực, lưng và mang tất ngắn, giày không có gót. Màu áo sẽ là xanh hoặc đỏ tùy vào góc đài chỉ định. Được phép in tên nước của vdv lên áo nhưng phải được AIBA chấp nhận.
Bắt buộc tất cả các vdv phải đeo dụng cụ bảo vệ răng. Nước chủ nhà sẽ là đơn vị cung cấp dụng cụ này. Khi thi đấu nghiêm cấp vdv làm rớt bọc răng, trọng tài có thể tước quyền thi đấu nếu không làm theo quy định.
Mũ bảo vệ là trang bị không thể thiếu cho vdv, cũng được quy định màu sắc là xanh hoặc đỏ theo chỉ định từ trước. Mũ bảo vệ phải được trải qua quá trình kiểm tra của AIBA. Vdv chỉ được tháo mũ khi trận đấu đã kết thúc.
Vận động viên cần có thiết bị bảo vệ hạ bộ, mang thêm coki(Jock – Strap).
Kiểm tra y tế và cân nặng
Kiểm tra y tế
Các boxer cần được các bác sĩ do Hội đồng chỉ định công nhận có đủ tiêu chuẩn để được thi đấu. Tại các lần kiển tra vdv phải mang theo các kết quả kỷ lục giải đấu trong sổ thi đấu. Trường hợp vdv không xuất trình sổ thi đấu trong khi kiểm tra y tế sẽ không được phép thi đấu.
Kiểm tra cân nặng
Vận động viên sẽ kiểm tra cân đo và buổi sáng đầu tiên của trận đấu. Giờ cân được chỉ định là từ 8 giờ đến 10 giờ. Những ngày tiếp theo, boxer bốc thăm lên đài mới phải có mặt để cân từ 8 giờ – 9 giờ. Việc cân đo chỉ có hiệu lực khi có đại diện AIBA có mặt. Trọng lượng đo ngày đầu tiên chính là hạng cân của vdv đó trong suốt giải đấu. Mỗi vận động viên chỉ được thi đấu một hạng câu duy nhất. Vận động viên được yêu cầu cởi hết quần áo để đảm bảo trọng lượng chính xác. Cân nặng được đo bằng hệ METRIC (hệ mét).
>>> Xem thêm:
- LUẬT BOXING – CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ QUYỀN ANH
- CÁC QUY TẮC CỦA CLINCHING TRONG BOXING LÀ GÌ?
Những quy tắc đấu boxing cần phải biết
Trong các trận đấu, võ sĩ sẽ được chia cặp đấu ngẫu nhiên, bất phân thứ bậc. Điểm khác biệt của boxing là khi thi đấu đến bán kết các võ sĩ thua sẽ nhận được huy chương đồng. Thay vì phải đấu thêm một trận tranh huy chương đồng như các bộ môn khác. Boxing sẽ thi đấu theo hạng cân, 10 hạng cân nam và 3 hạng cân nữ. Mỗi hạng cân chỉ có duy nhất một vận động viên tham dự và không vươt quá 8 vận động viên. Một trận đấu nam diễn ra trong 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút. Của nữ là 4 hiệp đấu và mỗi hiệp có thời gian đấu là 2 phút. Mỗi round sẽ có 1 phút nghỉ.
Cách tính điểm
Bắt đầu từ 2016, dùng cách tính điểm tuyền thống (10 – point must system) cho boxing. Có nghĩa là sẽ không tính tổng các đón đánh mà hệ thống máy tính sẽ chọn ngẫu nhiên 3 trong 5 trọng tài để quyết định điểm số. Các trọng tài tính 10 điểm cho võ sĩ mà họ nhận định đã thắng trong hiệp đó. Sau hiệp đấu cuối cùng sẽ cộng tổng điểm để chọn người thắng cuộc.
Phạm luật
Trọng tài sẽ phạt cảnh cáo hoặc tước quyền thi đấu khi võ sĩ mắc lỗi. 2 lần nhắc nhở cho mỗi lỗi đước tính là cảnh cáo, 3 lần cảnh cáo sẽ hủy bỏ quyền được thi đấu. Các boxer hay mắc phải các lỗi: ghì, khóa tay, dùng cùi trỏ, đấm vào vung thắt lưng, đánh vào lòng găng, sau gáy. Ngoài ra phòng thủ tiêu cực, không lùi lại khi được yêu cầu, có thái độ và lời lẽ tiêu cực cũng sẽ bị cảnh cáo.
Down and Out
Võ sĩ được tính là down nếu sau khi trúng đòn, võ sĩ tiếp đất bằng bất kỳ bộ phận cơ thể ngoại trừ 2 chân. Nếu võ sĩ ở ngoài ring, bị treo lên dây đài trong trạng thái không kiểm soát được cũng được tính là down. Trường hợp võ sĩ đứng thẳng nhưng được xác định không còn khả năng tiếp tục hiệp đấu cũng đều bị tính là down.
Khi vdv trong trạng thái down, trọng tài sẽ đếm từ 1 tới 10. Trọng tài được chỉ định sẽ phải đưa ngón tay ra trước mặt boxer khi đếm, sau 10 giây võ sĩ không đứng dậy thì đối thủ sẽ là người chiến thắng với knockout. Nếu như vdv vẫn đứng dậy được sau down thì trọng tài sẽ đếm thêm 8 giây nữa rồi sẽ xác nhận có tiếp tục trận đấu hay không. Trường hợp võ sĩ bị down 3 lần trong 1 hiệp đấu, 4 lần trong 1 trận thì sẽ bị xử thua. Thêm trường hợp nữa là cả 2 vdv đều bị down thì vẫn sẽ tiếp tục đếm đến khi người cuối cùng đứng lên. Cả 2 không thể đứng dậy thì điểm của ai cao hơn sẽ dành phần thắng.
Trong mỗi trận đấu sẽ có 3 bác sĩ ở quanh võ đài, họ có quyền tạm dừng trận đấu nếu võ sĩ có vấn đề sức khỏe. Huấn luyện viên có thể tung khăn xin dừng trận đấu để tránh cho vdv phải nhận thêm chấn thương.
>>> Xem thêm: CÁCH THIẾT LẬP TƯ THẾ CHIẾN ĐẤU BOXING CHUẨN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Điểm mặt các cú đấm bị cấm trong boxing
Đây là những động tác bị cấm trong boxing vì quá nguy hiểm. Những cú đấm này gây thương tích nặng và lâu dài cho các boxer. Dùng các cú đấm để thi đấu sẽ bị cảnh cáo nặng hơn là truất quyền thi đấu.
Cú đấm thỏ
Là những cú đấm từ phía sau đầu hoặc cổ bắt nguồn từ kỹ thuật săn bắt thỏ ngày xưa, đánh nhanh và mạnh vào gáy thỏ. Hậu quả của cú đấm làm tác rời thân não với cột sống, tử vong ngay lập tức. Chính vì lý do đó mà cú đấm bị cấm khi thi đấu boxing. Trong tất cả các môn thể thao việc đánh vào phía sau là bất hợp pháp. Nếu như bị va đập mạnh có thể làm tổn thương tủy sống dẫn tới gây tê liệt và chấn thương cột sống. Đánh vào khu vực này có thể gây ra tàn tật.
Cú đấm thận
Là cú đánh vào lưng dưới của đối phương, cú đấm sẽ trúng vào thận bên phải ngay dưới khung xương sườn. Thận là mục tiêu bị cấm trong boxing vì rất khó chữa lành. Tùy vào độ thương tích thận có thể bị dập hoặc châu máu trong đẫn đến tủ vong. Thận có nhiệm vụ lóc máu và loại bỏ chất độc trong cơ thể. Nếu bị tổn thương chắc chắn sẽ làm dán đoạn cuộc sống. Đánh vào thận sẽ bị trừ 1 hoặc 2 điểm. Nếu gây đau đớn nghiêm trọng cho đối thủ thì bạn bị tước quyền thi đấu.
Đòn đấm và cổ họng
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi đau cổ hoặc bị nghẹn ở cổ. Cổ và yết hầu là 2 bộ phận có nhiều tử huyệt nhất trên cơ thể. Nếu như tác động mạnh vào thì yết hầu có thể đau đơn, mất cân bằng. Có thể mất mạng do không khí không lưu thông được làm cho đối phương không thể thở. Đòn đấm này là đòn knnock-out để hạ gục đối phương nhanh chóng.
Đòn trỏ 12 đến 6
Đòn trỏ là kỹ thuật cơ bản trong các bộ môn đối kháng như boxing, muay thai. Đòn được thực hiện theo nguyên tắc ra đòn từ trên xuống theo chiều kim đồng hồ từ 12- 6. Đối thủ của bạn có thể bị chấn thương cột sống nếu dính đòn trỏ này. Trong thi đấu MMA đòn trỏ đã bị cấm vì mực độ nguy hiểm của nó. Bạn không nên sử dụng đòn trỏ để tránh những điều không may xảy ra. Chúng ta chỉ nên dùng đòn đánh này cho lúc đang bị nguy hiểm.
Đấm sau tai
Những cú đấm sau tai dù vô tình hay có chủ đích thì đều bị cấm trong boxing. Nhiều cú đấm do ảnh hưởng từ kích thước găng tay sẽ đánh trúng phần thái dương dẫn đến bị hạ gục tại chỗ. Tuy nhiên trong boxing các đòn tấn công vào phần tai hay trước tai thì lại được coi là hợp pháp.
Trên đây là luật thi đấu boxing và top các cú đấm bị cấm trong boxing. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có những thông tin cần thiết cho hành trình thi đấu boxing chuyên nghiệp. Nếu cần một địa chỉ tập boxing chất lượng, uy tín. Hãy đến Kickfit Sports, hệ thống tập luyện boxing với 14 cơ sở rộng khắp tại Hà Nội, trang thiết bị hiện đại, HLV nhiệt tình yêu nghề.
ĐĂNG KÝ NGAY NHẬN VÉ TẬP MIỄN PHÍ CÙNG HLV TẠI KICKFIT SPORTS: