Trong võ thuật luôn có 2 thái cực đó là tốc độ và sức mạnh. Đối với boxing, cả 2 yếu tố đó đều gói gọn vào cú đấm. Những võ sĩ hàng đầu có thông số về tốc độ và sức mạnh của cú đấm rất ấn tượng. Người mới ngoài việc học kỹ thuật ra cũng cần phải rèn luyện cách đấm nhanh và mạnh hơn. Vậy làm thế nào để cải thiện khả năng đấm. Cùng Kickfit-Sports tìm hiểu nhé.
Làm thế nào để có một cú đấm mạnh?
Tốc độ không hoàn toàn quyết định lực đấm
Trong vật lý, lực tác động thì bằng gia tốc nhân với khối lượng. Như vậy ngoài tốc độ ra bạn cần có một khối lượng lớn để sinh ra một lực lớn. Quay lại với boxing, bạn sẽ có một cú đấm thực sự mạnh nếu học được cách dồn toàn trọng lượng cơ thể vào cú đấm. Ngược lại nếu không dồn được trọng lượng cơ thể thì dù có nhanh thế nào thì sức mạnh của bạn cũng không ấn tượng cho lắm.
Di chuyển cơ thể
Chắc hẳn bạn đã từng biết đến Lý Tiểu Long – một biểu tượng võ thuật nổi tiếng với những cú đấm như điện xẹt. Tại sao Lý Tiểu Long chỉ cần cú đấm 1 inch mà lại có uy lực lớn đến vậy? Bí quyết ở đây là cách ông ấy di chuyển cơ thể, toàn bộ cơ thể cùng một lúc phát kình qua cú đấm. Nếu rèn luyện được cách di chuyển cơ thể, bạn hoàn toàn có thể nâng cao sức mạnh cú đấm của mình.
Sử dụng chân trụ
Nếu chỉ đơn thuần là vung cú đấm bình thường, cú đấm của bạn sẽ có lực rất yếu. Nhưng nếu biết phối hợp với chân trụ, bạn có thể dồn toàn bộ lực cơ thể lên cú đấm.
Kiểm soát cự ly đấm
Một cú đấm có lực tốt nhất sẽ nằm ở cự ly gần. Bạn sẽ không thể phát huy được hết sức mạnh nếu ở trong tư thế với ở khoảng cách xa. Như vậy cần phải di chuyển, thu hẹp cự ly để tung ra cú đấm vừa tầm nhất, mạnh nhất.
>> XEM THÊM:
5 mẹo nâng cao kỹ năng đấm boxing cho người mới bắt đầu
Tốc độ đấm trung bình là gì? Phân tích tốc độ đấm trong boxing
Cách đấm nhanh và mạnh, tăng sức mạnh cho cú đấm
Chi tiết kỹ thuật làm thế nào để bung được cú đấm mạnh và nhanh lại không hề đơn giản. Bạn cần điều chỉnh chính xác từng bộ phận của cơ thể. Chăm chỉ luyện tập để nhuần nhuyễn những kỹ thuật sau đây.
Cách đặt bàn chân
Nếu bạn thuận tay phải thì chân trái là chân trụ và sẽ cố định ở một vị trí. Chân phải lùi về phía sau và hơi kiễng chân để có thể dễ dàng xoay khi tung cú đấm. Khi tung các cú đấm kết hợp hai tay thì chân sau cũng xoay trái phải theo các cú đấm. Có một điều lưu ý là bạn không bao giờ được để bàn chân rời khỏi mặt đất vì khi đó bạn sẽ ở trạng thái phòng ngự yếu nhất, rất dễ bị đối thủ phản đòn.
Hông
Kỹ thuật xoay hông là rất quan trọng để tăng lực đấm. Thực tế khi chưa cần tập luyện gì thì lúc tung cú đấm chúng ta cũng sẽ có động tác xoay hông. Nó giống như một phần bắt buộc trước khi tung ra cú đấm. Tuy nhiên bạn cần luyện tập và tinh chỉnh lại kỹ thuật này để phát huy hết sức mạnh đòn đấm của mình.
Tư thế Vai
Để có được lược mạnh nhất có thể, kỹ thuật khóa vai khi tung tấm là vô cùng quan trọng. Nó cũng giúp giảm tác động của phản lực lên chính hệ xương khớp của bạn. Tập luyện sao có khi cú đấm tiếp xúc với mục tiêu cũng là lúc vai bạn khóa chặt. Hay nói cách kháng cú đấm có điểm dừng sẽ mạnh hơn một cú đấm vung tay.
Cổ tay
Để có một đòn đấm chất lượng, dứt khoát thì cổ tay của người đấm cũng phải chắc chắn. Giống như trong đá bóng, khi cầu thủ sút họ phải khóa chặt cổ chân để có được lực sút mạnh nhất.
Những lưu ý khi đấm
Đối với mọi môn võ, nắm đấm luôn là đòn được sử dụng nhiều nhất và có thể nói là hiệu quả nhất. Nhưng bạn cũng cần có những lưu ý quan trọng khi tung đấm để vừa đạt hiệu quả cao vừa an toàn.
Những cú đấm phải thực hiện đúng kỹ thuật và dứt khoát
Tại sao lại phải dứt khoát và đúng kỹ thuật? Theo định luật vật lý, khi một vật tác dụng một lức lên một vật khác thì sẽ nhận lại một phản lực có giá trị tương đương. Vì vậy khi bạn tung cú đấm vào đối thủ, chính cánh tay sẽ nhận lại một lực tương tự. Chỉ cần sai động tác thì hậu quả nhận lại là chấn thương rất nặng. Những chấn thương đa phần đến từ các tổn thương của hệ khớp (trật cổ tay, bong gân…).
Không nên cố đấm với
Việc cố gắng đấm với không những giảm đi đáng kể lực đấm mà còn tạo cơ hội cho đối thủ né đòn và phản công. Bởi vì khi đấm với, cơ thể bạn đang ở trong hoàn cảnh phòng thủ yếu nhất. Khi ấy bị phản đòn thì rất khó để chống cự.
Không đấm quá nhanh khi chưa kiểm soát được chuyển động cơ thể
Đối với cao thủ, khi họ kiểm soát được mọi thứ thì họ có thể đấm nhanh. Nhưng đối với người tập luyện boxing bình thường, việc cố gắng đấm nhanh sẽ làm bạn tốn rất nhiều thể lực mà lực đấm thì bị giảm đi rất nhiều. Hơn nữa khi đấm quá nhanh thì bạn không thể điều chỉnh từng kỹ thuật, dần trở về giống người không tập võ bị mất kiểm soát.
Trên đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm về boxing đối với những người mới tập luyện. Những kiến thức giúp bạn có thể tăng lực đấm và tăng tốc đấm. Trên lý thuyết thì khá khó hiểu, nhưng khi đến phòng tập, huấn luyện viên sẽ hướng dẫn bạn cách đấm nhanh và mạnh hơn một cách đơn giản. Nếu có mong muốn tập luyện boxing, hãy đến với Kickfit-Sports. Với hệ thống 14 cơ sở cao cấp chất lượng 5 sao phủ khắp các quận nội thành Hà Nội. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn hoàn thiện bản thân, chinh phục mục tiêu.
ĐĂNG KÝ TẬP THỬ 7 NGÀY MIỄN PHÍ NGAY TẠI ĐÂY: