Long Hổ Không Hồng là một môn võ khá đặc biệt. Môn phái này được sáng tạo từ nhiều bài võ của các bậc tướng triều đình ngày xưa. Đây cũng là một môn phái với những chiêu thức được coi như độc nhất vô nhị. Hiện tại, người nắm giữ toàn bộ thông tin, kỹ thuật của môn phái chỉ có duy nhất võ sư Nguyễn Đông Hải.
Long Hổ Không Hồng: Ra đời từ cuốn binh thư võ thuật của các vị tướng
1. Quá trình sáng lập môn phái
Theo lời kể từ võ sư Nguyễn Đông Hải (pháp danh là Hư Vạn Thanh) thì môn phái Long Hổ Không Hồng được ra đời từ cuốn Lục Tướng Tằng Vương Phổ Minh Binh Thư Chiêu Pháp. Nguồn gốc của cuốn bí kíp võ thuật này là do một nhà sư hiệu là Hư Minh sáng tạo ra.
Cũng theo võ sư Đông Hải, Tổ Hư Minh sinh năm 1518 tại miền Bắc, sống tại thời vua Lê Trang Tông (Hậu Lê). Ông là một người rất am tường và giỏi võ nghệ; đã bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu và sưu tập về những binh thư, võ thuật của các vị tướng. Sau đó, bằng những kiến thức về võ thuật; cộng thêm toàn bộ thông tin nghiên cứu đã thu thập được; ông đã sáng tạo nên cuốn binh pháp có tên Lục Tướng Tằng Vương Phổ Minh Binh Thư Chiêu Pháp vào năm 1534. Tận 6 năm sau, tức năm 1561 cuốn binh thư này mới được hoàn thành. Ý nghĩa của tên cuốn binh thư này được tạm dịch là ” Sao chép binh thư võ thuật của các vị tướng qua nhiều đời khác nhau”.
Sau khi hoàn thiện được toàn bộ cuốn binh thư, lo sợ bị thất truyền nên nhà sư đã lập ra môn phái Long Hổ Không Hồng.
2. Ý nghĩa tên của môn phái Long Hổ Không Hồng
Giải thích tên gọi của môn phái. Long và Hổ là 2 loài động vật rất được coi trọng trong thời xưa. Long thì tượng trưng cho sự “uy”, còn Hổ tượng trưng cho sự “mãnh”; Không Hồng thì tượng trưng cho ánh mặt trời.
Môn quy của môn phái này cũng rất khắt khe. Mỗi đời sẽ chỉ truyền dạy cho duy nhất một đệ tử. Tên hiệu của các đệ tử sẽ phải bắt đầu bằng chữ “Hư”. Vị Tổ sư của môn phái có hiệu là Hư Minh. Năm 1590, Tổ sư Hư Minh đã truyền gươm ấn của môn phái cho đệ tử đầu tiên của mình là võ sư Hư Linh Nhật; ông trở thành trưởng môn phái đời thứ hai.
3. Quá trình truyền tụng môn phái
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh loạn lạc thời Trịnh – Nguyễn, những đệ tử của môn phái này dần di chuyển xuống phía Nam.
Sau khi vu Gia Long lên ngôi, cuốn binh thư này bị hủy diệt. Từ đó, toàn bộ những thông tin về cuốn sách này tồn tại bằng hình thức truyền miệng từ các đời đệ tử của môn phái. Đến lúc này, môn phái Long Hổ Không Hồng đã được truyền tụng tới đời thứ 13 là võ sư Nguyễn Đông Hải; hiệu là Hư Linh Tử.
Xem thêm:
- HOA QUYỀN – MÔN PHÁI ĐƯỢC SÁNG LẬP TỪ MỘT NGƯỜI NÔNG DÂN NGHÈO
- TIỂU SỬ VÕ SƯ HÀN BÁI CỦA MÔN PHÁI HÀN BÁI ĐƯỜNG
- LAM SƠN VÕ ĐẠO: MÔN VÕ GẮN LIỀN VỚI ĐỊA DANH CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ TỔ QUỐC
“Giải mã” những bí ẩn về cuốn binh thư
Để có thể giải đáp được hết ý nghĩa của cuốn binh thư và môn phái; năm 26 tuổi, võ sư Hư Linh Tử đã theo học tại các khoa Đông – Nam Á của các trường sư phạm. Sau suốt 4 năm đèn sách, Hư Linh Tử đã dần dần giải mã và hiểu được ý nghĩa của cuốn binh thư xưa.
Theo ông, mỗi bài võ được nhắc tới trong cuốn cổ thư đều có 2 mục đích:
- Thứ nhất, mang mục đích chiến đấu: Đó là những bài võ tập hợp các cách dùng binh pháp; chiêu pháp, đòn thế từ các vị vua, tướng từ thời Đinh Tiên Hoàng đến Lê Lợi. Vì vậy nó mang mục đích chính là chiến đấu để chống quan xâm lược; bảo vệ đất nước.
- Thứ hai, mục đích là rèn luyện sức khỏe: Ngoài mục đích chiến đấu bảo vệ đất nước; các vị vua, tướng dân tộc cũng cho binh lính tập luyện võ thuật để rèn sức khỏe.
Theo võ sư Hư Linh Tử, những bài võ trong binh thư này có ý nghĩa rất thiết thực. Ngoài các bộ binh thư mưu lược, binh thư đồ trận; mục thiết thực nhất đối với việc học võ của mình chính là mục binh thư thao lược.
Lời kết
Võ phái Long Hổ Không Hồng ra đời chính là minh chứng cho sự tồn tại của cuốn cổ thư Lục Tướng Tằng Vương Phổ Minh Binh Thư Chiêu Pháp. Với nhiều chiêu pháp hay về võ thuật, môn phái góp phần làm phong phú thêm hệ thống võ thuật cổ truyền của Việt Nam và võ thuật Bình Định.