Thiếu Lâm Phật Gia là một môn võ đến từ Trung Quốc. Theo dòng chảy của Thiên tông Phật Giáo, môn võ từ cửa Phật này đã tản đi khắp nơi. Tới Việt Nam, võ phái này rất thịnh hàng tại khu vực Thanh Hóa của Việt Nam trước năm 1954.
Thiếu Lâm Phật Gia – Môn võ đến từ cửa Phật
1. Xuất xứ của môn phái
Thiếu Lâm Phật Gia hay Thiếu Lâm Phật Gia Quyền là môn võ có xuất xứ từ chùa Thiếu Lâm Tự tại Trung Sơn, Trung Quốc. Thiếu Lâm Tự từ lâu đã nổi tiếng với sự liên hệ phát triển giữ Thiền tông Phật Giáo và võ thuật. Có câu “Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm”, có nghĩa là mọi công phu trong thiên hạ đều được xuất phát từ Thiếu Lâm. Ngoài ra, Thiếu Lâm Tự và môn phái Thiếu Lâm được xem như nguồn gốc của các võ phái Trung Quốc hiện nay.
Thiếu Lâm Phật Gia Quyền được xem là môn võ đến từ cửa Phật. Bởi vì, nó bắt nguồn từ môn phái Thiếu Lâm; tên gọi ” Phật Gia” có nghĩa là “Nhà Phật”.
Về tinh thần, môn phái theo tôn chỉ Thiền Tông Phật Giáo. Các môn sinh của môn phái phải học cách điềm đạm, khiêm tốn, tự thắng để làm hành trang. Theo lời đức Phật Thích Ca dạy ” Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, “Tự giác nhi giác tha”; “Đánh thắng vạn quân không bằng tự đánh thắng chính mình, tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”. Môn phái lấy Mười Điều Tâm Niệm trong Luận Bảo Vương Tam Muội và Thiếu Lâm Thập Giới Ước của Tổ sư Đạt Ma làm kim chỉ nam để truyền dạy môn sinh.
2. Mười điều tâm niệm trong Thiếu Lâm Phật Gia
Trong Luận Bảo Vương Tam Muội có đề ra 10 điều tâm niệm của võ phái để truyền dạy cho môn sinh:
1. Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì tham dục dễ sanh.
2. Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu sa nổi dậy.
3. Cứu xét tâm tính đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu triệt.
4. Sự nghiệp đừng cầu không chông gai, vì không chông gai thì chí nguyện không kiên cường.
5. Việc làm đừng mong dễ thành, vì dễ thành thì lòng thị thường kiêu ngạo.
6. Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
7. Với người đừng mong thuận chiều ý mình, vì thuận chiều ý mình thì tất sinh tự kiêu.
8. Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có ý mưu tính.
9. Thấy lợi đừng nhúng tay, vì nhúng tay thì hắc ám tâm trí.
10. Oan ức không cần biện bạch vì biện bạch là hèn nhát, mà trả thù thì oán đối kéo dài.
Võ sư Trương Văn Bảo – Người có công đưa Thiếu Lâm Phật Gia vào Việt Nam
Võ sư Trương Văn Bảo sinh năm 1950 tại Sài Gòn và lớn lên tại Đà Lạt. Từ nhỏ, ông đã là một người đam mê võ thuật nên luyện tập rất nhiều môn võ khác nhau. Từ khi lên 8 tuổi ông đã bắt đầu tập võ ta, quyền anh, sau đó là Judo, nhu thuật, Thái Cực Đạo và cả Thiếu Lâm Phật Gia (1968).
Ông tập luyện Phật Gia Quyền cùng với Thượng tọa Thích Từ Mãn; sau là Hòa Thượng Viện chủ chùa Linh Sơn Đà Lạt. Tới năm 1973 ông bắt đầu tham gia dạy võ. Ông dạy cùng lúc song song 2 môn võ là võ cổ truyền Việt Nam và Thiếu Lâm Phật Gia Quyền.
Mặc dù có dạy võ ở cả nước ngoài nhưng ông cũng chỉ dạy duy nhất võ cổ truyền Việt Nam. Trên lưng áo cũng chỉ in dòng chữ võ cổ truyền Việt Nam. Ngoài dài võ, ông còn tận dụng lúc thời điểm này để giới thiệu về lịch sử, văn hóa đất nước. Đặc biệt là giới thiệu về nguồn gốc của võ cổ truyền.
Lời kết
Những ai muốn học võ Thiếu Lâm Phật Gia Quyền đều phải đến võ đường của ông ở Đà Lạt, học song hành cùng với võ cổ truyền. Chính nhờ tư duy của võ sư Bảo mà võ cổ truyền Việt Nam không những không sợ bị thất truyền mà còn được quảng bá rộng rãi.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về môn võ cổ truyền Việt Nam hay các bộ môn tập thể thao rèn luyện sức khỏe hãy liên hệ ngay với Kickfit Sports. Các chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.