Thiên Môn Đạo được ra đời từ thời nhà Đinh, khoảng thế kỷ 18. Đây là một môn phái võ cổ truyền Việt Nam do dòng họ Nguyễn Khắc ở Dư Xá Thượng – Hòa Nam – Ứng Hòa – Hà Nội sáng lập. Môn phái này từng giành được bằng vinh danh do hội Kỷ lục gia Việt Nam trao tặng vì có nhiều đóng góp lớn vào hệ thống võ cổ truyền dân tộc.
Ra đời bên dòng sông Đáy
Thiên Môn Đạo được sáng lập bởi ông Nguyễn Khắc Cống. Ông là một trong những vị quan tham gia vào cuộc chiến chống giặc ngoại xâm xâm lược từ thời vua Quang Trung, khoảng thế kỷ 18. Sau khi đi đánh giặc về, ông mở lớp truyền dạy võ thuật cho mọi người trong vùng. Ông còn được giao trọng trách đảm nhiệm các Võ hội trong vùng lúc bấy giờ.
Cũng theo lời của các cụ cao tuổi trong làng kể lại, quá trình hình thành nên Thiên Môn Đạo gắn liên với ngôi đền Bách Linh. Xưa kia, khi vua Đinh Bộ Lĩnh lên đường đi dẹp loạn đội quân Đỗ Cảnh Thạc và Nguyễn Siêu có đi qua làng Dư Xá Thượng để tuyển quân. Tại đây, nhà vua chọn đóng quân tại đền Bách Linh (Ứng Hòa, Hà Nội); sau đó cho xây dựng đền để thờ thần và làm nơi luyện tập võ thuật cho binh lính. Hằng năm, Vua lại tổ chức lễ cầu mưa cho dân cư trong làng.
Bí kíp võ thuật
Tại ngôi đền Bách Linh còn để lại rất nhiều dấu tích của quá trình luyện công năm xưa của vua Đinh Bộ Lĩnh. Cũng chính vì vậy mà những bí kíp võ thuật có từ thời vua Bộ Lĩnh vẫn được người dân nơi đây bảo tồn.
Nền tảng võ học của Thiên Môn đạo khác hoàn toàn võ Tây Sơn Bình Định. Môn phái này có một hệ thống võ học đa dạng. Mọi lứa tuổi đều có thể tập luyện Thiên Môn Đạo. Các chương trình tập luyện được đưa ra để phù hợp với nhiều đối tượng, mục đích khác nhau, bao gồm:
- Võ thuật cơ bản
- Võ thuật để rèn luyện thể chất
- Võ thuật công phu
- Võ thuật biểu diễn
- Võ thuật đối kháng
- Võ thuật Y học
- Võ thuât dưỡng sinh
Đặc biệt, võ thuật công phu và võ thuật biểu diễn của Thiên Môn Đạo cực kỳ nổi tiếng. Rất nhiều các môn sinh của môn phái này đã từng biểu diễn nhiều màn võ thuật cực kỳ ảo diệu. Môn sinh có thể nằm xuống nền đất và cho một chiếc xe máy đi qua người mình một cách dễ dàng. Hay biểu diễn những màn đi trên nước; dùng miệng để kéo một chiếc ô tô,…
Vì vậy, môn phái này từng nhận được bằng khen của Hội Kỷ lục gia Việt Nam vì đã có nhiều đóng góp cho võ cổ truyền dân tộc.
Định hướng phát triển môn phái ra Thế giới
Tính đến nay, Thiên Môn Đạo đã xây dựng cho mình được nhiều võ đường. Hiện nay đã có tới 16 võ đường, 20 câu lạc bộ và hơn 10.000 võ sinh đang theo học. Đây quả thực là một con số rất lớn. Xứng đáng với công lao gìn giữ và phát triển môn phái của các vị võ sư. Các cuộc thi như Hội khỏe Phù Đổng; Đại hội thể dục thể thao các cấp,… chưa bao giờ vắng mặt Thiên Môn Đạo. Rất nhiều môn sinh của môn phái từng được cử tham dự các cuộc thi võ thuật Thế giới và giành được giải thưởng lớn.
Không chỉ dạy môn sinh rèn luyện võ công, các võ sư Thiên Môn Đạo còn truyền dạy đạo đức làm người; đạo đức về võ thuật. Môn sinh của võ phái luôn là một người có tài, có đức; vừa giỏi võ thuật lại biết cách đối nhân xử thế với mọi người.