Phật Gia Quyền hay La Hán Phật Gia Quyền là một môn võ phái của Trung Quốc. Mặc dù được ra đời từ khá lâu và được nhiều người luyện tập thế nhưng môn phái này vẫn có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc hình thành. Mỗi thuyết lại cho rằng môn phái này được hình thành từ một phái võ nổi tiếng khác của Trung Quốc như: Thiếu Lâm, Hồng Gia Quyền,…
Nguồn gốc hình thành của môn phái Phật Gia Quyền gây nhiều tranh cãi
Sự ra đời của môn phái Phật Gia Quyền gây ra rất nhiều tranh cãi. Đã có rất nhiều thuyết được đưa ra để chứng minh cho nguồn gốc hình thành của môn phái này. Tổng cộng có tất cả 4 thuyết được đưa ra. Thế nhưng vẫn chưa có câu trả lời thật sự rõ ràng cho tất cả mọi người.
1. Tương truyền môn phái Phật Gia Quyền có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm và được xuất xứ từ chùa Nam Thiếu Lâm Tung Sơn.
2. Cũng có thuyết khác lại cho rằng môn phái này được bắt nguồn từ Phật Sơn (Quảng Đông); trùng với nguồn gốc ra đời của Hồng Gia Quyền của Hồng Hy Quan và Vịnh Xuân Quyền của Nghiêm Vịnh Xuân.
3. Người ta nhận thấy ở môn phái Phật Gia Quyền có rất nhiều kỹ thuật liên quan đến môn phái Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến. Một số kỹ thuật như “trường kiều đại mã”, “La Hán quyền” lại giống của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam; cước pháp thì lại liên quan đến Bắc Thiếu Lâm.
4. Một thuyết khác được đưa ra và cho rằng môn phái này được các sư tăng trong chùa Thiếu Lâm của tỉnh Quảng Đông rút gọn từ tinh hoa quyền pháp của hệ phái Nam Quyền (Quảng Đông) mà hệ phái Nam Quyền này thuộc Hồng Gia Quyền của Nam Thiếu Lâm.
Nhưng tóm lại, nhiều người vẫn thống nhất với thuyết cho rằng Phật Gia Quyền có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm bởi vì kỹ thuật của môn phái này có khá nhiều điểm tương đồng.
Những đặc trưng về kỹ pháp
Như đã được giới thiệu phía trên, môn phái Phât Gia Quyền là một môn quyền thuật có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm nên thuộc các bộ môn Nam Quyền.
Về mặt kỹ pháp, La Hán Phât Gia Quyền đều sử dụng những kỹ thuật thủ hình như những hệ phái Nam Quyền khác, bao gồm:
- quyền: đấm
- chưởng: xòe bàn tay
- trửu: cùi chỏ
- chỉ: các ngón tay xỉa
- câu thủ: cổ tay
- trảo: ức bàn tay và các ngón tay co lại
Về quyền cước, Phật Gia Quyền sử dụng những đòn đá chân; thổi chân giống của môn phái Bắc Thiếu Lâm. Tuy nhiên, có một chút khác biệt đó là khi tung quyền cước thì môn sinh của môn phái này sẽ đá thấp từ thắt lưng trở xuống. Còn bộ môn trường quyền của Bắc Thiếu Lâm thì lại đá cao hơn; thường có ký thuật nhảy cao lên để đá.
Thế nhưng kỹ pháp đặc trưng nhất của môn phái này chắc phải kể tới kỹ pháp sử dụng đòn tay (Kiều Pháp) giống của môn phái Hồng Gia Quyền. Khi đánh, bộ pháp phải vững vàng; thủ pháp chắc chắn; khi đánh đòn tay dài thì phải đứng tấn dài rộng, khi đánh đòn tay ngắn thì đứng bộ tấn hẹp.
Khi thi đấu, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các phép đánh; động tác khi được tung ra phải đảm bảo chặt chẽ và có tính phòng vệ; phong tỏa cẩn thận trong – ngoài – trên – dưới để tránh được sư tấn công từ đối thủ.
Lời kết
Môn phái Phật Gia Quyền trải qua một khoảng thời gian rất dài hình thành và phát triển; tính tới nay môn phái này đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia khác nhau. Một số quốc gia láng giềng như Hồng Kông, Đài Loan và cả Việt Nam. Ở Việt Nam, môn phái này phát triển nhất là ở khu vực Thanh Hóa.