Đấm là một kỹ thuật không thể thiếu trong võ thuật. Đây cũng là kỹ thuật quan trọng bậc và được sử dụng rất nhiều trong mỗi trận đấu. Kỹ thuật đấm chính xác sẽ giúp bạn nhanh chóng kết liễu đối thủ. Thế nhưng, các lỗi sai trong kỹ thuật đấm trong quá trình tập luyện có thể khiến cho thực chiến không hiệu quả mà còn gây nên hậu quả đáng tiếc.
Lỗi sai điểm tiếp xúc trong kỹ thuật đấm
Lỗi sai trong kỹ thuật đấm thường gặp nhất chính là sai điểm tiếp xúc. Cách nắm đấm là điều đầu tiên chúng ta được học trong các kỹ thuật đấm. Điểm tiếp xúc của nắm đấm và mục tiêu là phần mu bàn tay ngón trỏ và ngón giữa. Nếu tiếp xúc toàn bộ phần mu bàn tay bao gồm cả ngón áp út vào ngón út, lực đấm của bạn vào mục tiêu sẽ bị phân tán, đồng thời tỷ lệ chấn thương sẽ cao hơn do hai ngón này rất yếu.
Lỗi sai trong kỹ thuật đấm xuất phát từ cách nắm đấm
Một lỗi sai nghiêm trọng nữa khi đấm đó là chúng ta để ngón tay cái bên trong các ngón còn lại. Nhiều người cho rằng nắm đấm như này giúp chắc tay hơn nhưng suy nghĩ này là không chính xác và rất nguy hiểm cho ngón tay cái.
- Thứ nhất, khi lực đấm tác động ngược lại tay của chúng ta ngón cái sẽ phải chịu một lực rất lớn dễ dẫn tới chấn thương.
- Thứ hai, việc cố gắng nắm cho cú đấm chắc khiến cho lực bị phân tán vào việc này, đồng nghĩa cú đấm của chúng ta yếu hơn.
Chính vì điều này mà khi thiết kế găng tay cho võ sĩ, nhà thiết kế đã không để cho phần ngón cái có thể nằm trong lòng bàn tay mà chỉ có thể chạm vào phần ngón trỏ. Để nắm đấm đúng chúng ta cuộn các ngón tay lại nhẹ nhàng sao cho các ngón tay bằng nhau, ngón cái đặt vào đốt giữa của ngón trỏ và ngón giữa.
Xương mu bàn tay không thẳng hàng với xương cẳng tay
Khi thực hiện một cú đấm hoàn chỉnh, xương bàn tay của chúng ta (cụ thể là xương bàn tay ngón trỏ và ngón giữa) cùng với xương cẳng tay phải tạo thành một đường thẳng. Bởi lẽ, theo tự nhiên xương bàn tay của chúng ta hơi nghiêng so với xương cẳng tay 15 độ. Giữa hai bộ phận này nối với nhau bằng một khớp rất lỏng lẻo. Nếu không để thẳng hai bộ phận này với nhau, khi đấm rất dễ bị lệch khớp tay. Vì vậy khi đấm cần hạ nắm đấm xuống một chút để hai khớp xương thẳng nhau. Đồng thời sử dụng băng đa để quấn cổ tay.
Ngoài ra khi đấm người tập thường đeo găng tay nhằm giảm lực va chạm giữa hai khớp xương nay với nhau. Khi để hai khớp cương va chạm vào nhau quá mạnh rất dễ bị mẻ xương hoặc xương chèn vào dây thần kinh gây đau nhức.
Đối với người mới tập khi kỹ thuật chưa tốt cần đấm nhẹ, đấm gió để cải thiện kỹ thuật, không nên dùng hết sức mạnh để đấm vào bao cát hay đích đấm.
>> Tập thử MIỄN PHÍ 7 NGÀY tại Kickfit Sports!
Lỗi gồng mình khi thực hiện kỹ thuật đấm
Đây là một lỗi rất phổ biến đối với người mới tập, đặc biệt là nam giới. Khi đấm, cần thả lỏng cơ thể để tạo ra đòn đấm có tốc độ nhanh nhất. Một đòn đấm mạnh cần có tốc độ và khả năng vận lực toàn thân. Việc gồng mình lại tưởng như có một cú đấm mạnh nhưng lại khiến cho cú đấm bị giữ lại, không khai phá hết được sức mạnh.
Để khắc phục tình trạng này chúng ta nên tập các bài đấm gió, nhảy dây và chống đẩy.
Xem thêm:
- CÁCH ĐẤM NHANH HƠN – HÃY THỬ NGAY NHỮNG BÍ QUYẾT DƯỚI ĐÂY
- GIÁO TRÌNH TẬP BOXING CỦA CÁC VÕ SĨ CHUYÊN NGHIỆP DIỄN RA NHƯ NÀO?
- THỰC HIỆN ĐÒN JAB TRONG BOXING NHƯ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH?
Lỗi hít thở sai cách khi thực hiện kỹ thuật đấm
Khi luyện tập cơ thể cần một lượng lớn oxy, tuy nhiên trong lúc quá tập trung hay căng thẳng cơ thể không thể điều khiển hơi thở của mình. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu oxy và đuối sức.
Thở và đấm có liên quan mật thiết với nhau. Hít thở đúng giúp cung cấp đủ dưỡng khí cho đòn đánh, nếu chúng ta thở không đúng cách thìn đòn đánh sẽ không tập trung được toàn bộ lực, đồng thời cơ thể cũng nhanh bị thiếu oxy. Tập thở cũng là một bài tập quan trọng nhưng lại rất ít được chú trọng. Nó thường được diễn ra cùng lúc với động tác và các bài tập thể lực. Nếu chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về điều này chắc chắn sẽ giúp thể lực trong khi luyện tập.
Lỗi sai trong kỹ thuật đấm từ việc lấy đà
Lấy đà khi đấm là lỗi sai khi tay của chúng ta khi thực hiện một đòn đấm từ vị trí phòng thủ rụt lại phía sau 1 nhịp sau đó mới đi. Điều này làm ảnh hưởng tới tốc độ của đòn đánh. Đồng thời làm việc này làm lộ đòn, đối thủ chỉ cần thấy tay chúng ta di chuyển thì ngay lập tức có phản xạ phòng thủ hoặc phản công.
Xem thêm:
- 6 MẸO ĐỂ THỰC HIỆN MỘT CÚ ĐẤM THẲNG HOÀN HẢO TRONG BOXING
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ ĐÔI TAY CỦA BẠN KHI TẬP BOXING?
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG LỰC ĐẤM MÀ KHÔNG CẦN THIẾT BỊ ĐẤM BỐC?
Rơi tay phòng thủ khi đang đấm tấn công
Lỗi rơi tay thường rất phổ biến với người mới tập. Một số người tập lâu vẫn có thể mắc phải lỗi kỹ thuật này. Thông thường, mọi người chỉ chú trọng đến tay đấm đang thực hiện tấn công. Điều đó được thể hiện qua cách luyện tập hằng ngày luôn chú trọng tấn công vào các điểm yếu của đối thủ. Nhiều người cũng chú trọng vào tốc độ đấm sao cho nhanh và dứt khoát nhất.
Thế nhưng, mọi người lại quên rằng, khi vừa tung cú đấm tấn công thì đối thủ ngay lập tức tung ra cú đấm phản công. Nếu chỉ tập trung quá nhiều vào tấn công mà quên phòng thủ thì chắc chắn rằng bạn rơi vào thế bị động ngay sau đó.
Vậy nên, tấn công và phòng thủ luôn đi song song với nhau ngay cả lúc luyện tập và chiến đấu. Điều đó có nghĩa kỹ thuật đấm cần đi đôi với kỹ thuật phòng thủ. Để thấy rõ lỗi này chúng ta hãy tập đối kháng nhiều với bạn tập hoặc tập luyện trước gương.
Đấm là một kỹ thuật quan trọng và được sử dụng nhiều nhất so với những kỹ thuật khác. Từ những chi tiết nhỏ nhất cũng khiến cho kỹ thuật đấm bị sai. Chẳng hạn như cách nắm đấm, cách thở khi thực hiện cú đấm,… Đấm trong các môn võ sẽ có sự khác nhau về kỹ thuật nhưng không nhiều. Nhưng lỗi sai trong kỹ thuật đấm có thể gây nên những chấn thương đáng tiếc.