Thăng Long Võ Đạo là một môn võ rất nổi tiếng trong hệ thống võ cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, môn võ này lại nổi tiếng mang đầy tính bạo liệt; vì vậy môn quy cũng rất gắt gao. Bởi vì, nếu môn võ này được truyền dạy cho những người chưa thực sự đủ tài đức thì sẽ dễ gây ra nhiều hệ lụy cho chính bản thân và cả những người xung quanh.
Một môn võ mang đầy tính bạo liệt
1. Là môn võ mang tính thực dụng cao
Thăng Long Võ Đạo là sự kết hợp giữa các môn phái như: Thiếu Lâm Nội Gia, võ cổ truyền và căn cốt của võ đặc công. Với sự kết hợp này, khi đưa ra các đòn đánh, đối thủ khó có thể chống lại được. Nguyên nhân rằng trong quyền thuật của môn phái được nhận xét là có sự phối hợp hài hòa giữa cương và nhu; trong cương đã có nhu và trong nhu cũng đã có cương; không có sự phân biệt rạch ròi ra như nhiều môn phái khác. Vì vậy, đây còn nổi tiếng là một môn võ mang tính thực dụng cao.
Ngoài ra, môn phái này còn được mệnh danh là một môn phái mang tính bạo liệt; yêu cầu tập luyện và môn quy cực kỳ gắt gao. Theo như chia sẻ của võ sư Nguyễn Văn Thắng, chưởng môn đời thứ 2 của môn phái nhận định rằng Thăng Long Võ Đạo hiện vẫn duy trì nhiều bài tập rất nặng. Với những võ sinh đã theo tập luyện môn phái lâu năm, chắc chắn độ “nghiệt” sẽ còn cao hơn nhiều.
2. Những bài tập luyện gắt gao, đầy tính bạo liệt
Một số bài tập luyện thể hiện mức độ bạo liệt của môn phái này phải kể đến như:
– Treo người trên cây bốc sỏi (hoặc múc nước): Môn sinh sẽ được đặt một chiếc xô trên đầu, sau đó những người ở dưới sẽ múc sỏi/ nước đổ lên trên chiếc xô trên đầu.
– Tập luyện Trang công: Môn sinh phải đứng tấn trên cọc nhọn, trên đầu đặt 1 cây nến; khi nào nến cháy hết mới được xuống.
– Giai đoạn cao hơn sẽ phải tập Thiết xa chưởng: Môn sinh phải chuẩn bị 12 chiếc đũa. Tháng đầu tiên phải dùng tay không đóng đũa xuống nền đất cứng. Mỗi tháng sau tăng thêm 1 chiếc đũa. Sau một năm phải dùng tay không đóng cùng lúc 12 chiếc đũa xuống nền đất cứng.
Với cách tập luyện này, những người nào vững tâm sẽ đóng được đũa xuống dẽ dàng; ai không vững tây sẽ không đóng được đũa và tay thủng.
Chính nhờ những bài tập khắc nghiệt này mà môn phái đã tạo cho mình những kỹ thuật đặc dị riêng biệt. Các thế võ phù hợp với những người phải đối đầu trực diện với nguy hiểm để bảo vệ bản thân; có nhiều khi còn giúp bảo vệ người khác. Vì vậy, dù bạo liệt nhưng đây vẫn được xem là một môn võ dùng để cứu người.
Dùng võ công Thăng Long Võ Đạo để trị bệnh cứu người
Khi tập luyện Thăng Long Võ Đạo, môn sinh sẽ được kết hợp tập luyện cả quyền thuật và khí công. Nếu như quyền thuật là giúp rèn luyện cơ thể trở nên rắn rỏi; có thể chiến đấu bảo vệ bản thân thì khí công lại giúp rèn luyện sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.
Thực chất, một số căn bệnh như: thận, khớp, cao huyết áp,… có thể điều trị được bằng việc luyện khí công hàng ngày. Luyện tập khí công để làm trong sáng tinh thần; tác đọng vào các mạch trong cơ thể; giúp khí huyết lưu thông thì thân thể cũng sẽ nhanh nhẹn và thoải mái hơn; bệnh tật thuyên giảm đáng kể.
Lời kết
Thăng Long Võ Đạo là môn võ rất phù hợp để luyện tập. Vừa có thể giúp phòng vệ cho bản thân lại vừa rèn luyện sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật. Dù có nhiều bài tập luyện rất khắt khe và bạo liệt, tuy nhiên, người đời nhận xét rằng Thăng Long Võ Đạo là một môn võ bạo nhưng không tàn. Chính vì vậy, số lượng môn sinh hiện nay đang theo học môn phái này rất đông