Bơi bướm xuất hiện lần đầu vào năm 1993 và nhận được sự đón nhận đông đảo của giới bơi lội. Được phát triển từ bơi ếch nhưng các kỹ thuật của bơi bướm khó hơn nhiều so với các kiểu bơi cơ bản khác. Nếu là người yêu thích bơi lội, muốn thử thách bản thân ở các kiểu bơi khó hơn thì đừng bỏ qua các kỹ thuật của bơi bướm nhé. Bơi bướm là gì? Có những điểm khác biệt và thách thức nào trong kiểu bơi này? Cùng Kickfit Sports khám phá trong bài viết dưới đây.
Bơi bướm là gì?
Bơi bướm hay tên quốc tế còn được gọi là Butterfly stroke hay Dolphin stroke (vì các tư thế di chuyển của kiểu bơi này giống với cá heo bơi dưới nước). Trong bơi bướm, người bơi sẽ thực hiện ở tư thế úp ngực xuống mặt nước; hai tay gạt đều cùng lúc; chân đạp theo kiểu bướm. Toàn cơ thể nhô lên, lặn xuống theo nhịp uốn lượn giống như làn sóng. Các kỹ thuật trong bơi ngửa đòi hỏi người tập phải kết hợp toàn bộ cơ thể một cách nhịp nhàng, chuẩn tư thế thì mới bơi nhanh và xa được.
Nếu như bơi sải dành cho người mới bắt đầu thì bơi bướm khó hơn rất nhiều. Người tập phải thành thạo tất cả kỹ thuật của các kiểu bơi khác mới có thể bắt đầu tập luyện bộ môn này. Tốc độ cực đại của bơi kiểu bướm được đánh giá là cao nhất trong 4 kiểu bơi cơ bản. Nếu thành thạo kiểu bơi này, bạn có thể trở thành cao thủ bơi lội rồi đấy.
Các kỹ thuật trong bơi bướm chi tiết
Được đánh giá là kiểu bơi khó nên để thực hành người tập cần đặc biệt lưu ý chi tiết những kỹ thuật, động tác của toàn bộ cơ thể trong quá trình bơi. Dưới đây là những kỹ thuật cơ bản không thể bỏ qua.
Tư thế thân người
Bởi vì là kiểu bơi khó nên các tư thế cũng không dễ thực hiện; đòi hỏi người tập phải quan sát và luyện tập nhiều lần. Có một thần chú hay được nhắc đến khi bơi bướm là “Vai xuống, hông nhô cao – Vai cao, hông hạ thấp”. Đây cũng chính là nguyên tắc cơ bản của bộ môn này. Khi bơi, hãy đảm bảo luôn phối hợp nhịp nhàng giữa thân người với các động tác tay và động tác hân để di chuyển nhanh, chính xác.
Ngoài ra, cơ chế uốn sóng cũng đặc biệt quan trọng trong kiểu bơi này. Điều chỉnh cơ thể để uống người tới phía trước để di chuyển xuyên qua vùng nước. Tuyệt đối không uốn quá sâu lặn hoàn toàn thân người hay chỉ di chuyển ở ngay mặt nước. Hãy nhờ huấn luyện viên có kinh nghiệm để học hỏi kỹ thuật chuẩn từ ban đầu.
Kỹ thuật động tác chân
Động tác chân trong bơi bướm mô phòng như phần thân đuôi của cá heo. Những di chuyển uốn lượn lên xuống kết hợp cùng các bộ phận khác để đẩy người lướt nhanh trong làn nước.
Cách thực hiện:
- Khi nằm sấp trên mặt nước, khép hai chân lại với nhau.
- Bắt đầu bơi, động tác bắt đầu xuất phát từ hông; tiến hành đập lên bằng mặt sau của đầu gối.
- Tiếp theo dụng mặt trước của đầu gối để đập xuống.
- Chân đạp bướm cần mạnh mẽ và dưtas khoát, lực dồn vào hai chân là như nhau.
- Phối hợp nhịp nhàng động tác chân với các chuyển động của thân người tạo ra tư thế uốn sóng tự nhiên.
Kỹ thuật động tác tay
Các chuyển động của tay cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng; đẩy cơ thể vươn về phía trước. Động tác tay chuẩn kỹ thuật là bạn sẽ quạt theo hình chữ Y hoặc lỗ khoá.
Cách thực hiện:
- Chạm nước: Khi bắt đầu vào nước, lòng bàn tay hướng ra ngoài.
- Tỳ nước: Duỗi thẳng hết cỡ hai cánh tay để tách ra ngoài vai đồng thời hướng ngược lên trên mặt nước. Lưu ý là cùi chỏ phải giữ cao để mắt không nhìn thấy bàn tay.
- Quạt nước vào trong: Thực hiện quạt tay vào trong khi chân di chuyển đạp lên bề mặt nước.
- Quạt tay lên trên: Động tác quạt tay lên trên được thực hiện liên tục, càng về sau càng nhanh.
- Cánh tay vung lên không: Khi cánh tay ra khỏi mặt nước thì giữ cho cánh tay thẳng; sau đó gập khuỷu tay lại khi vung qua đầu.
Tư thế đầu trong bơi bướm đúng kỹ thuật
Tư thế đầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự an toàn của người bơi lội. Trong suốt quá trình bơi kiểu cá heo này thì đầu luôn phải thẳng hàng với thân. Ngoài ra cần lưu ý:
- Phối hợp chính xác đầu với các động tác tay và chân để hông luôn nhô cao trong nước.
- Khi thực hiện quạt tay ra ngoài thì mặt cúi xuống. Tiếp theo tay quạt vào trong thì nâng nhẹ cằm lên rồi nhìn thẳng về phía trước.
- Nhô cằm khỏi mặt nước khi tay vung lên trên cao. Đồng thời đầu cúi xuống; úp mặt xuống nước khi tay qua vị trí ngang vai và chạm lại vào nước.
Cách thở khi tập bơi bướm
Kỹ thuật thở giups người tập lấy hơi, tránh đuối hơi và mất sức, ảnh hưởng đến quá trình bơi và sức khoẻ. Người bơi bướm thực hiện lấy hơi sau mỗi 2 chu kỳ của tay bằng cách vận dụng kỹ thuật tư thế đầu để đưa cằm về phía trước. Chú ý là không được đưa cằm quá cao tránh mất thế cân bằng của cơ thể. Bơi kiểu bướm tốn sức gấp đôi bơi sải nên cần thở đúng cách để lấy lại hơi, tránh những rủi ro xảy ra trong khi bơi.
Bơi bướm là kiểu bơi mang tính thử thách cao mà người đam mêm bơi lội nào cũng muốn chinh phục. Nếu đã thành thạo các kiẻu bơi khác thì đừng ngần ngại mà hãy thử ngay kiểu bơi này. Ngoài cảm giác chinh phục; những vận động linh hoạt còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ và cải thiện tinh thần hiệu quả.