Không Động (Sơn Đông Không Động) được biết tới là môn võ có nguồn gốc từ Trung Quốc, rất nổi tiếng và có ảnh hưởng sâu rộng. Xuất hiện trong tiểu thuyết võ thuật Kim Dung với rất nhiều tuyệt kỹ võ công. Ở ngoài đời, phái Không Động tồn tại với lịch sử võ thuật Trung Quốc cả ngàn năm. Ở Việt Nam, môn phái này được truyền bá và giảng dạy bởi cố võ sư Trần Công và hiện nay đã trở thành một phần của võ thuật cổ truyền Thủ đô.
Không Động – một trong những tuyệt kỹ võ thuật của Trung Quốc
Ở Trung Quốc, có 5 môn phái võ thuật lớn nhất đó là: phái Thiếu Lâm, Nga Mi, Võ Đang, Côn Lôn và Không Động. Đây cũng là một phần văn hóa Đạo giáo của Trung Quốc. Đặc biệt Không Động là môn võ ra đời sớm nhất.
Sở dĩ môn võ này có tên gọi như vậy bởi vì được bắt nguồn từ ngọn núi Không Động nổi tiếng thuộc địa phần thành phố Bình Lương, tỉnh Cam Túc. Từ xa xưa, ngọn núi này đã được mệnh danh là “Trung Hoa Đạo giáo đệ nhất sơn”.
Được nhắc tới trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, Không Động được nhắc đến với rất nhiều bài tuyệt kỹ võ công. Còn ở ngoài đời, môn phái lại tồn tại cùng lịch sử Trung Quốc hàng nghìn năm; không được phô trương nhiều như trong tiểu thuyết.
Phái Sơn Đông Không Động chọn lọc tinh hoa của nhiều môn phái khác nhau của Trung Quốc mà tạo thành. Môn phái đã tạo ra được những thủ pháp, kỹ thuật; hệ thống võ thuật riêng cho mình. Không chú trọng và thực chiến mà dùng võ công để rèn luyện sức khỏe và gia tăng công lực.
Mặc dù được ra đời từ thời Đường nhưng tới cuối nhà Thanh thì Không Động mới đạt tới phát triển cực thịnh. Hiện tại thì môn phái này không còn được nhắc tới nhiều. Vì vậy nhiều người cho rằng môn phái này không có thật mà chỉ là tưởng tượng ra.
Cố võ sư Trần Công – người đưa Không Động về phát triển tại Việt Nam
1. Tiểu sử cố võ sư Trần Công
Võ sư Mao Diệp Xi là một đệ tử xuất sắc của phái Không Động. Vì biến cố của đất nước nên võ sư đã cùng gia đình di cư sang Việt Nam. Ông bắt đầu mở lớp dạy võ và nhận rất nhiều đệ tử. Tuy nhiên, phải tới khi gặp Trần Công thì ông mới cảm nhận được tố chất võ thuật trong người cậu học trò này; sau đó quyết định truyền tụng lại toàn bộ kỹ thuật của Sơn Đông Không Động cho Trần Công.
Năm Trần Công lên 12 tuổi, võ sư Mao đã xin mẹ Trần Công cho ông sang Trung Quốc luyện tập khí công. Sau 10 năm luyện tập cùng thầy, Trần Công đã xin về nước. Về Việt Nam, Trần Công lại tìm đến võ sư Lại Phú Dương để theo học võ thuật và giành nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc thi. Ông đã được mọi người trong giới võ thuật công nhận là “đại thụ trong làng võ cổ truyền Hà Nội”.
Năm 1961, võ sư Trần Công giành liên tiếp 2 HCV về Song kiếm và Lưỡi lê trong Đại học Thể dục Thể thao dân tộc diễn ra tại Hà Nội. Cũng trong khoảng thời gian này, võ sư đã tham gia soạn thảo luật thi đấu các môn thể thao của dân tộc. Tiêu biểu như các bài: Quyền kiếm, roi, gậy, roi tam khúc, song hổ vĩ côn,…
Ngày 30/4/1975, khi đất nước độc lập trở lại, võ sư Trần Công đã cùng nhiều võ sư khác xây dựng lại phong trào võ cổ truyền Hà Nội. Đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn Hội Võ thuật Hà Nội.
2. Sáng lập môn phái Không Động
Năm 1985, tổng hợp tinh hoa từ những môn phái đã học, võ sư Trần Côn đã sáng lập phái Sơn Đông Không Động. Môn phái Không Động này có rất nhiều kỹ thuật hay và lạ; có tính ứng dụng rất cao, tiêu biểu như các bài quyền:
- Huyền công đao pháp
- Song hổ vĩ côn
- Điệp hoa côn
- Tam thiết côn
- Thiết hoa côn
- Thất phiến côn
- Thiết cương đao
- Không Động kiếm
- Điệp hoa kiếm
- Điệp hổ quyền
- Cửu long tiên
- Song thần (một loại binh khí như lưỡng tiết côn)
- Huyết kỳ
- Bế huyệt Nga My thích…
Những đệ tử theo học ông đều được dạy cho rất nhiều bài binh khí; ám khí đặc dị. Các đệ tử của ông đã trưởng thành đều đào tạo ra được nhiều VĐV giỏi đẳng cấp quốc gia, quốc tế.
3. Không Động đã trở thành môn võ cổ truyền Thủ đô
Từ khi ra đời, môn phái Không Động đã trở thành một phần của võ cổ truyền Thủ đô. Năm 2009 các học trò của võ sư Trần Công đã cùng nhau mở rộng và phát triển môn phái. Không chỉ tập trung phát triển ở Thủ đô, môn phái Sơn Đông Không động còn phát triển ra nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nước; phổ biến các kỹ thuật của môn phái tới nhiều tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên; góp phần thúc đẩy phong trào TDTT trong quần chúng nhân dân phát triển mạnh hơn.
Đặc biệt, vào năm 2010, sau khi được võ sư Trần Công đồng ý thì võ sư Nguyễn Tiến Sơn ( trưởng môn); Nguyễn Sỹ Lai (phó trưởng môn) đã phát triển môn phái trên diện rộng.
Lời kết
Sự sáng tạo ra môn phái Không Động của võ sư Trần Công đã giúp hệ thống võ thuật cổ truyền Việt Nam nói chung; võ thuật cổ truyền Thủ đô nói riêng trở nên đa dạng hơn. Hy vọng trong tương lai không xa, các học trò của môn phái sẽ giúp môn phái ngày càng tỏa sáng; quảng bá được tới nhiều bạn bè Thế giới.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Kickfit Sports. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn nhé!