Võ thuật biên phòng, đúng với cái tên của mình. Đây là “thương hiệu võ” đặc biệt của những người lính biên phòng Việt Nam.
“Thương hiệu” võ thuật Biên phòng
Võ thuật biên phòng được xây dựng và phát triển từ việc kế thừa những trường phái võ thuật truyền thống của Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa một số môn phái võ thuật trên thế giới như: Boxing, Thiếu lâm, Karate, Judo, Taekwondo. Tất cả là để phát triển nên thành môn võ có tính đối kháng cao, độc đáo và mang phong cách riêng của bộ đội biên phòng.
Điểm mạnh của võ biên phòng
Cái làm lên “thương hiệu” võ thuật Biên phòng chính là sự khác biệt trong lối đánh. Tính áp dụng cao trong thực chiến được đặt lên hàng đầu. Với đặc thù trong công việc của lực lượng bộ đội biên phòng Việt Nam là hay đi tuần tra theo nhóm nhỏ tại các khu vực có địa hình phức tạp. Kẻ địch có thể tấn công bất cứ khi nào từ nơi ẩn nấp. Tuy nhiên, các chiến sĩ biên phòng lại không thể ra đòn trước nếu chưa biết chắc đối tượng có phải là tội phạm hay không. Do đó, để nâng cao tính thực chiến, những bài tập về các đòn tránh tấn công bất ngờ; chống phục kích, cướp vũ khí, lựu đạn…. là những yêu tố rất được chú trọng ở võ biên phòng.
Chính vì đặc thù của công việc nên các bài tập kể trên phải được luyện tập thường xuyên. Đây là các bài tập nhằm tăng độ phản xạ và cũng để rèn luyện sự dũng cảm mưu trí khi đối mặt với kẻ địch.
Bài viêt liên quan: VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM – VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO
“Cái nôi” của võ thuật Biên phòng
Nhắc đến cái nôi của võ biên phòng, thì Học viện Biên phòng là cái tên đầu tiên hiện ra.
Học viện Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là, một trường đại học quân sự đào tạo sĩ quan và nhân viên các chuyên ngành Biên phòng, Việt Nam. Hiện nay học viện biên phòng có 2 cơ sở:
- Cơ sở 1: Phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
- Cơ sở 2: Ngõ 62 phố Trần Bình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Sống chung với… khổ luyện! Đây là lẽ đương nhiên tại “lò luyện võ” của các chiến sĩ biên phòng. Dù là 3 giờ chiều, trong cái nắng hè cháy da cháy thịt. Hay sáng sớm những ngày những ngày miền Bắc rét nhất. Chẳng có gì ngăn được, các chiến sĩ hăng say ngoài sân tập. Nếu là người bình thường, chỉ nghe thôi đã sợ, nhưng với các chiến sĩ ở đây là chuyện vặt.
Vì trong tương lai, nơi họ công tác, khí hậu và môi trường còn có thể khác nghiệt hơn. Nếu mới chỉ là huấn luyện mà cũng không vượt qua được thì làm sao trong tương lai họ có thể đảm nhiệm chức trách bảo vệ biên giới đất nước đây.
Chương trình giảng dạy võ thuật của Học viện Biên phòng
Học viên năm thứ nhất khi của học viện chỉ học 3 bài võ thể dục với các động tác đơn giản giúp tăng sức mạnh và sự dẻo dai. Từ năm thứ hai, số bài tập nâng dần độ khó cũng như thời lượng. Chương trình đào tạo võ cho các học viên từ năm thứ 2 trở lên được chia thành 156 tiết với khoảng 15 bài tập lớn.
Tham khảo thêm: SYSTEMA: NGHỆ THUẬT CHIẾN ĐẤU LẤY NHU CHẾ CƯƠNG CỦA QUÂN ĐỘI NGA
Người ‘truyền lửa’ đam mê võ thuật Biên phòng
Không chỉ chọn lọc và phát huy, võ Biên phòng còn được phát triển ngày càng toàn diện nhờ sự đam mê và tâm huyết của những thầy giáo “quân hàm xanh”. Nhiều giảng viên đã không ngừng khổ luyện, khẳng định tên tuổi mình như: Đại tá Đinh Ngọc Hòa; Thượng tá Nguyễn Mạnh Trường; Thiếu tá Tạ Hữu Hoàn…và nhiều cái tên khác nữa.
Để có sự hiểu biết sâu rộng võ thuật, mưu trí, quả cảm, linh hoạt, ý chí chiến đấu cao, mỗi giảng viên phải là tấm gương của nghị lực và ý chí kiên cường trong tập luyện. Nhiều giảng viên đã được đào tạo bài bản, song họ không ngừng nghỉ luyện tập nhằm vươn tới các kỹ năng đỉnh cao. Điều đó giúp truyền bá tinh tuý và hồn cốt võ thuật đến với học sinh.
Yêu võ, sống chung với võ, giảng viên và các môn sinh ở Học viện Biên phòng luôn mang trong mình truyền thống thượng võ của dân tộc; truyền thống phẩm chất Anh hùng của Bộ đội Cụ Hồ.
Lời kết
Bộ đội biên phòng là lực lượng chính để răn đe, trấn áp các loại tội phạm, góp phần cũng cố niềm tin cho Đảng bộ, chính quyền và đồng bào nơi biên giới. Võ thuật biên phòng chính là tấm khiên, là vũ khí của các chiến sĩ. Họ không chỉ dùng nó để chống trả kẻ địch mà còn đang dùng nó để bảo vệ biên giới, bờ cõi Việt Nam.
Bạn thấy sao về bộ môn võ Việt đặc chưng này? Thật đáng tự hào phải không? Hãy để lại những ý kiến về tinh hoa võ Việt này dưới phần bình luận nhé!