Là quốc võ của Thái Lan, mang đậm bản sắc văn hóa của con người “xứ chùa vàng”. Muay Thái trở thành niềm tự hào của con người nơi đây và được yêu thích trên toàn thế giới. Chúng ta từng biết đến những trận đánh khốc liệt với nghệ thuật tám chi. Nhưng còn những nghi lễ, đức tin đằng sau môn võ này thì sao? Tại sao Muay Thái lại trở thành quốc võ của Thái Lan? Hãy cùng KickFit tìm hiểu thêm nhiều sự thật thú vị về bộ môn võ thuật cổ đại này nhé. Sự thật về Muay Thái sẽ khiến bạn ngạc nhiên về những điều không ngờ trong môn võ này đấy!
Sự thật về Muay Thái về những võ sĩ nghèo
Võ sĩ Boxing là những vận động viên có mức lương cao nhất trong làng thể thao. Nhưng võ sĩ Muay Thái lại khiến bạn sót xa khi biết được mức lương của họ đấy. Sự thật về Muay Thái chỉ ra rằng môn nghệ thuật tám chi này không chỉ dành riêng cho đối tượng nào. Thông thường trẻ em ở Thái Lan bắt đầu tập luyện Muay Thái từ khi mới 6 đến 8 tuổi. Nhiều trẻ em hay thanh thiếu niên sống ngay trong phòng võ nơi họ luyện tập.
Những đứa trẻ này ngủ trên võ đài hoặc trên thảm chứ không về nhà. Bởi vì chúng không còn nơi nào để về. Các trung tâm huấn luyện thường nhận những đứa trẻ nghèo hoặc mồ côi để truyền dạy lại Muay Thái. Nếu những đứa trẻ lớn lên trở thành chiến binh mang lại chiến thắng trong các trận đấu, số tiền chúng dành được sẽ chia cho những trung tâm hoặc gửi về gia đình.
Dù dành được đai danh dự và sự tôn trọng khi chiến thắng. Nhưng các võ sĩ Muay Thái không kiếm được nhiều tiền. Thông thường những võ sĩ chỉ nhận được 3 đến 4 triệu đồng hằng tháng tùy vào số lượng trận đấu họ tham gia. Còn đối với võ sĩ chuyên nghiệp mỗi trận đấu họ có thể kiếm được 2,3 triệu đồng. Số tiền này hầu như không đủ để các võ sĩ ăn uống giữu thể trạng và thuốc thang sau mỗi lần thách đấu. Bởi vậy họ thường cố gắng tham gia 3 đến 4 lần thượng đài. Điều đó có nghĩa là võ sĩ Muay Thái có khoảng 120 đến 150 trận đấu khi họ mới 20 tuổi.
Xem thêm: TẠI SAO NÓI RODTANG JITMUANGNON LÀ VÕ SĨ MUAY THÁI NGUY HIỂM NHẤT THẾ GIỚI?
Đâu là thánh địa mong ước của những võ sĩ Muay Thái?
Võ đài Muay Thái đầu tiên là Suan Kulap. Được xây dựng tại trường Suan Khoolab vào năm 1921 ở Thái Lan sau thế chiến thứ nhất. Nhưng hai sân vận động được coi là thành địa mà võ sĩ nào cũng muốn đặt chân tới đó là Lumpinee ở Bangkok và Rajadamnern. Sân vận động Lumpinee được quảng lý bởi quân đội Hoàng gia Thái Lan. Chỉ những võ sĩ giỏi nhất thế giới mới được mời lên thượng đài tại giải Lumpinee.
Có một sự thật về Muay Thái rằng các võ sĩ Muay có vô địch ở bất cứ giải nào nhưng chưa từng chạm vào đai Lumpinee thì được coi là vết khuyết lớn trong sự nghiệp. Những tên tuổi huyền thoại như Saenchai đã trở thành tượng đài của làng Muay Thái khi vô địch Lumpinee tại bốn hạng cân khác nhau. Lumpinee như một mảnh đất tạo ra huyền thoại với độ khắc nghiệt phải trả bằng mồ hôi và máu.
Xem thêm: 5 PHONG CÁCH MUAY THÁI PHỔ BIẾN NHẤT TRONG MỘT GIẢI VÔ ĐỊCH
Nghi lễ Wai Khru Ram Muay trước trận đấu
Là môn thể thao gắn liên với truyền thống văn hóa. Muay Thái mang đậm bản sắc dân tộc. Điều này thể hiện qua nghi lễ các võ sĩ phải làm mỗi khi quyết đấu. Nghi lễ Wai Khru Ram Muay đi kèm với nhịp nhạc truyền thống của Thái Lan là Sarama. Toàn bộ nghi lễ bao gồm hai phần riêng biệt. Wai khru có nghĩa là bày tỏ sự kính trọng với huấn luyện viên của mình. còn Ram Muay là điệu nhảy truyền thống như một cách nhớ về tổ tiên.
Chiến thắng trong Muay thái rất quan trọng. Nhưng đối với các võ sĩ danh dự và sự tôn trọng của họ còn quan trọng hơn. Họ có thể không chiến thắng. Nhưng nhất định không quên bày tỏ sự tôn trọng với huấn luyện viên của mình. Với đối thủ và thày dạy của đối thủ. Ngoài ra khi thực hiện nghi lễ các võ sĩ sẽ đi vào trong võ đài theo chiều ngược kim đồng hồ đến mỗi góc và cầu nguyện. Điều này có nghĩa họ đang tìm kiếm sự bảo vệ trong trận đấu. Sau đó họ tiến đến trung tâm để quỳ gối và lạy ba lần để tỏ lòng thành kính với cha mẹ, thày cô và Đức Phật.
Lời kết
Sự thật về Muay Thái làm chúng ta thấy môn võ bản sắc của Thái Lan không chỉ hoàn hảo trong bộ kỹ thuật mà còn mang ý nghĩa tâm linh đáng được bảo tồn.