Cùng với nhóm võ Bắc Hà và Bình Định, nhóm võ Nam Bộ phát triển một cách mạnh mẽ. Võ không chỉ đơn thuần là một nghề để sống mà còn là một cách để tồn tại trước sự nguy hiểm của thiên nhiên trong quá trình khai hoang, mở rộng bờ cõi tiến vào Nam của dân ta.
Nguồn gốc hình thành
Như một phần trong tiến tình phát triển của dân tộc, các gia đình, dòng họ Nam bộ được hình thành trong quá trình Nam tiến. Do hoàn cảnh tự nhiên cũng như tinh thần võ đạo vốn theo sát người dân Việt. Nên buộc người dân phải biết võ, giỏi võ như một cách để sinh tồn.
Phái võ Nam Bộ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 18,19. Sau khi dừng chân ở Nam Trung Bộ, chúa Nguyễn tiếp tục công cuộc mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Quá trình di dân từ Đà Nẵng, Quảng Nam đã diễn ra mạnh mẽ. Họ hướng về khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Khi bại trận trước nghĩa quân Tây Sơn, tàn quân của nhà Nguyễn đã bỏ chạy và quy tụ tại Đồng Nai. Ở đây, họ chiêu mộ những võ sư giỏi để rèn luyện võ thuật, nung nấu ý chí phục thù.
Võ Nam Bộ là sự tập hợp từ nhiều bộ môn võ thuật khác nhau ở các địa phương. Nổi bật nhất là võ ở Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An cùng với võ thuật ở ĐB Sông Hồng và Trung Hoa. Có thể nói, võ Nam Bộ là sự kết hợp nhuần nhuyễn và tinh hoa của những bộ môn võ đã có trước đó. Thế nhưng, không chỉ học hỏi một cách đơn thuần. Võ Nam bộ có sự cải tiến rõ rệt để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh tại vùng đất này. Đặc biệt là mục đích luyện võ để đáp ứng nhu cầu sinh tồn trước thiên nhiên, thú dữ ở một vùng đất mới khai hoang.
Các phái của nhóm võ Nam Bộ
Nhóm võ Nam Bộ gần như duy trì được hết những miếng võ cơ bản nhất từ võ Tây Sơn. Đặc biệt là sự duy trì các bài quyền căn bản. Chẳng hạn như Ngọc Trản,Thần Đồng, Lão Mai, các bài tập như Tứ Môn, Tấn Nhứt. Võ Nam Bộ gồm các phái võ:
Phái võ Nam Bộ Tân Khánh – Bà Trà
Tân Khánh vốn là một làng được lập ra sau khi người dân di cư đến vùng đất Nam Bộ. Dưới triều vua Tự Đức, một cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ nhằm chống lại đám quan lại thối nát. Một người phụ nữ tên Trà vốn rất giỏi võ Tây Sơn đã đứng lên lãnh đạo nhân dân trong suốt 10. Bắt đầu từ năm năm 1850 đến khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược 3 tỉnh Nam Trung Bộ.
Kể từ đó, tại vùng đất Tân Khánh xuất hiện phái võ mang tên Bà Trà. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, từ phái võ này đã sản sinh ra nhiều võ sư danh tiếng ở vùng đất Nam Bộ. Những cái tên lừng danh không thể bỏ qua như anh em nhà Hai Ất, Bai Giá, Sáu Trực, Năm Nhị.
Võ đạo Thất Sơn Quyền
Đây là môn phái do võ sư Trần Ngọc Lộ sáng lập. Ông vốn là phật tử của bậc thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Mặc dù là một người rất giỏi võ thuật thế nhưng Trần Ngọc Lộ không sáng lập một giáo phái riêng. Do lo sợ mang tiếng là người phản thầy, phản giáo. Ông chỉ lập nên một võ đạo của riêng mình và đặt tên là Thất Sơn Thần Quyền.
Ngoài học quyền cước, hầu hết tất cả các đệ tử của Thất Sơn đều được học đạo. Học võ là điều quan trọng để rèn luyện và bảo vệ thân thể. Thế nhưng, người học võ cũng cần phải có đạo đức cũng như đạo lý sống ở trên đời để đem đến những điều tốt đẹp.
Có một điều đặc biệt trong võ đạo này, dù học võ nhưng không phải bất cứ ai cũng được học thần quyền. Chỉ những người kế thừa Trưởng môn mới được phép học nhằm mục đích chấn hưng võ đạo.
Môn phái Kim Kê
Người sáng lập ra môn phái này chính là Đặng Văn Anh. Ông vốn là một người tinh thông quyền cước, thập bát ban khí. Đến năm 1945 ông chính thức sáng lập ra môn phái Kim Kê. Cho đến 1994, môn phái này trở thành thiếu lâm nội quyền Kim Kê – Tây Sơn. Môn võ này lừng danh và được nhiều người biết đến qua các trận đấu lớn trên võ đài. Đặc biệt là ở Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định và cả các tỉnh ở khu vực miền Trung.
Môn phái Nam Huỳnh Đạo
Có lẽ, đây là môn phái xuất hiện muộn nhất tính trong phái võ Nam Bộ. Sự xuất hiện của môn phái này đã tạo thành một hiện tượng nổi bật ở thành phố HCM. Người sáng lập ra bộ môn này được đánh giá là rất trẻ khi mới chỉ 36 tuổi. Tên của võ sư là Huỳnh Tuấn Kiệt. Thế nhưng, trình độ võ thuật của anh đạt ở mức uyên thâm và tuổi võ đã chín muồi.
Huỳnh Tuấn Kiệt đã kế thừa tinh hoa của nhiều của rất nhiều dòng võ khác trước đây để đem đến một phái võ với nhiều đặc trưng và sự mới mẻ. Mặc dù mới xưng danh, thế nhưng phái võ này đã có những đóng góp tích cực cho nền võ thuật Việt Nam.
Nhóm võ Nam Bộ là một niềm tự hào đối với nền võ thuật của dân tộc Việt. Chúng đã góp phần làm đa dạng và phong phú hơn các bộ môn võ. Quá trình hình thành và phát triển, nhóm võ Nam Bộ luôn gắn liền cùng với người dân đem đến những lợi ích to lớn của về mặt thể chất và tinh thần. Trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử, ngày nay, các phái võ Nam Bộ vẫn phát triển và để lại những dấu ấn đặc sắc trong đời sống của người Việt.