Nếu như miền Bắc có phái võ Bắc Hà, khu vực miền Nam có phái võ Nam Bộ thì chắc chắn rằng, phái võ Bình Định tiêu biểu cho khu vực miền Trung. Phái võ này thể hiện sự uy thâm, kết hợp nhuần nhuyễn giữa công và thủ tạo nên sức mạnh để nhanh chóng hạ gục đối thủ. Một phái võ gắn liền với quá trình dựng xây đất nước, là niềm tự hào của dân tộc.
Nguồn gốc ra đời của phái võ Bình Định
Vùng đất Bình Định vốn nổi tiếng về võ thuật và gắn liền với nhà Tây Sơn cùng những cuộc chiến hào hùng. Trong thế kỷ 18, một số võ sư ở miền Bắc cùng với võ sư Trung đã di chuyển đến vùng này. Họ dạy võ cho người dân, chủ yếu là những người Chăm Pa sinh sống ở đây. Trong số này có võ sư Trương Văn Hiến đến từ vùng đất Thanh Hóa, võ sư Trần Văn Hùng, võ sư Diệp Văn Tòng từ Phúc Kiến và võ sư Đinh Văn Nhưng đến từ Ninh Bình.
Cho đến cuối thế kỷ 18, các võ sư đã gây dựng nên phái võ này với sự kết hợp nhuần nhuyễn, độc đáo của những động tác kỹ thuật lấy từ nhiều môn phái võ Bình Định khác nhau. Phái võ Bình Định luôn duy trì nguyên tắc: ‘ Thứ nhất là mạnh, thứ hai là nhanh và thứ ba là giỏi’. Nguyên tắc này cho thấy, người sáng lập và võ sĩ trong môn phái rất coi trọng sức mạnh, sự linh hoạt khéo léo và đầu óc chiến thuật, giỏi giang.
Tuy nhiên, do sự suy yếu của nhà Tây Sơn nên nhiều kỹ thuật của phái võ này chỉ còn được lưu truyền trong các gia tộc sinh sống tại Bình Định.
Tên gọi “võ Bình Định” thực chất là do Nguyễn Trãi đặt từ thế kỷ 15. Sau đó tiếp tục được nối truyền và ngộ nhận là môn võ có nguồn gốc từ Bình Định vào thời của nhà Tây Sơn.
Nét đặc trưng của võ Bình Định
Nét đặc trưng nhất của phái võ Bình Định chính là sự đa dạng của chính những dòng phái và kỹ thuật. Phái võ được hình thành trong thời kỳ đặc biệt của đất nước. Chính đặc trưng của giai đoạn này đã tạo điều kiện cho võ Bình Định thêm phong phú về động tác kỹ thuật mà vẫn uyên thâm về nội dung. Tuy nhiên, sự đa dạng cũng đặt trên cơ sở của những điểm chung giữa các môn phái trong nhóm võ này.
Về khía cạnh kỹ thuật, có thể nói rằng, võ Bình Định thể hiện một cách rõ nét tính liên hoàn nhưng rất nhuần nhuyễn, bài bản giữa cương – nhu, công – thủ, giữa tâm khí thần với thủ nhãn chỉ và thân. Bên cạnh đó, võ Bình Định cũng dựa trên những kiến thức về âm dương, ngũ hành.
Về mặt đạo đức, võ sĩ theo học luôn đảm bảo Nhân – Lễ – Nghĩa – Chí- Tín. Cùng với đó, người theo luyện võ luôn luôn có tinh thần thượng võ. Đẩy mạnh tinh thần chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông. Lối sống của họ cũng nhân văn, bác ái.
Các bài tập đầy uyên thâm, đầy sức mạnh
Đa dạng về nội dung nhưng phái võ Bình Định cũng được xây dựng hệ thống bài tập một cách bài bản, rạch ròi và tựu chung ở 4 nội dung cơ bản là:
- Luyện công,
- Quyền thuật,
- Võ với binh khí,
- Luyện tinh thần.
Việc tập luyện được thực hiện bởi những bài quyền tay không cũng như kết hợp với binh khí để tạo nên sự đa dạng, phong phú. Cho đến nay, có 17 bài tập phổ biến của võ Bình Định được Liên đoàn võ thuật xác nhận.
Quyền tay không
- Hùng kê quyền (tay không) – tương truyền do Đông Định vương Nguyễn Lữ biên soạn
- Ngọc trản quyền (tay không)
- Bạch điêu (tay không)
- Tứ hải (tay không)
Quyền dùng dụng cụ
- Thái sơn côn (roi)
- Đoản côn (roi)
- Trực chỉ (roi)
- Lôi phong tùy hình kiếm (kiếm) – tương truyền do Đô đốc Trần Quang Diệu biên soạn
- Song phượng kiếm (hai kiếm) – tương truyền do Đô đốc Bùi Thị Xuân biên soạn
- Lôi long đao (đại đao) – tương truyền do Đô đốc Võ Văn Dũng biên soạn
- Độc long thương (thương)
- Độc phủ (rìu)
- Chấn thiên cung (cung)
- Lăn khiên (khiên + đoản đao)
- Song chùy (hai chùy)
- Bán thiên kích (kích)
- Bừa cào
Các dòng của phái võ Bình Định
Võ Bình Định không chỉ đa dạng trong kỹ thuật, nội dung mà ngay cả các dòng võ cũng vậy. Có 6 dòng võ được phân bố ở những địa phương khác nhau.
- Dòng họ Trương ở xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ.
- Dòng họ Đinh ở thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An, huyện An Nhơn.
- Dòng họ Trần ở thôn Trường Định, xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn.
- Roi Thuận Truyền ở thôn Thuận Truyền, xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn.
- Quyền An Vinh ở xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn.
- Quyền An Thái ở xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn.
Phái võ Bình Định đã gắn liền với dân tộc Việt trong suốt thời kỳ chống giặc ngoại xâm giữ nước. Trải qua nhiều năm tháng thăng trầm, phái võ này vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sâu rộng trong đời sống nhân dân. Các thế hệ võ sĩ luôn duy trì tinh thần thượng võ và những “bản sắc” của bộ môn.