Quyền anh (boxing) là một môn thể thao, võ đối kháng giữa hai người, có nguồn gốc từ phương Tây. Khi thi đấu quyền anh, các võ sĩ sẽ sử dụng tới các cú đấm; di chuyển chân và thân mình. Quyền anh được chia thành 2 loại là quyền anh nghiệp dư và chuyên nghiệp. Các võ sĩ boxing trước khi trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp và tham gia các giải đấu chuyên nghiệp đều bắt đầu sự nghiệp của mình bằng các trận đấu quyền anh nghiệp dư. Nhiều người hâm mộ quyền anh không hề biết rằng quyền anh nghiệp dư và chuyên nghiệp rất khác nhau. Dưới đây Kickfit Sports sẽ chỉ ra cho bạn những sự khác biệt ấy.
Sự khác nhau về luật thi đấu
Trong thi đấu, quyền anh nghiệp dư và quyền anh chuyên nghiệp có nhiều điểm khác nhau như: cách tính điểm; quy tắc thi đấu; hiệp đấu; trang phục thi đấu; nhiệm vụ của trọng tài. Cụ thể những sự khác biệt ấy như sau:
1. Cách tính điểm
1.1. Tính điểm trong quyền anh nghiệp dư
Ở quyền anh nghiệp dư (quyền anh Olympic) các vị giám khảo sẽ tính điểm cho võ sĩ bằng bảng điện tử. Khi các võ sĩ tunng ra các cú đấm hợp lệ và được tính là 1 điểm thì giám khảo sẽ bấm nút để điểm số hiện trên màn led. Với cách chấm điểm này các võ sĩ hoàn toàn có thể nhìn thấy được điểm số của mình là bao nhiêu.
Có một điểm đặc biệt ở quyền anh Olympic, đó là các võ sĩ nghiệp dư có thể thua ở rất nhiều hiệp đấu; thế nhưng chỉ cần có 1 hiệp đấu võ sĩ đó tung ra các đòn tấn công liên tục, các cú đánh đẹp thì võ sĩ đó hoàn toàn có thể giành được phần thắng.
Quy định về một cú đấm đẹp, hợp lệ của võ sĩ nghiệp dư trong trận đấu cũng được yêu cầu khá gắt gao, cụ thể:
- Phần đốt ngón tay trên găng tay của võ sĩ phải kết thúc ở mặt trước, mặt trên hoặc đầu nhưng phải luôn nằm phía trên thắt lưng của đối thủ.
- Cho dù các võ sĩ có áp đảo đối phương của mình thì cũng không được tính thêm điểm.
- Võ sĩ tung ra càng nhiều cú đấm đúng luật, trúng vào đối phương càng nhiều thì sẽ càng được nhiều điểm.
1.2. Tính điểm trong quyền anh chuyên nghiệp
Ở quyền anh chuyên nghiệp các võ sĩ sẽ được chấm điểm theo thang điểm 10. Điểm thấp nhất là 8 điểm, cao nhất là 10 điểm. Sau toàn bộ các hiệp đấu, điểm sẽ được cộng dồn lại; nếu võ sĩ nào giành được điểm cao hơn sẽ giành chiến thắng. Những cú đánh hợp lệ để được tính điểm phải kết thúc ở mặt trước hoặc mặt bên và phía trên vành đai đối thủ.
Bên cạnh việc chấm điểm trên thang 10, các trọng tài còn dựa vào nhiều yếu tố khác để chấm điểm cho các võ sĩ:
- Khả năng phòng thủ của các võ sĩ có tốt hay không?
- Sự chủ động tấn công của võ sĩ trong suốt trận đấu
- Những cú đấm tung ra có hợp lệ hay không
- Khả năng kiểm soát sàn đấu
2. Quy tắc thi đấu
Quyền anh Olympic có quy tắc chung là đều hướng tới sức khỏe và sự an toàn của các võ sĩ. Quy tắc này được thống nhất chung ở tất cả 190 quốc gia có liên két với Hiệp hội quyền anh nghiệp dư quốc tế (AIBA).
Quyền anh chuyên nghiệp không có quy tắc chung nhưng và sẽ khác nhau giữa các quốc gia; đôi khi là khác nhau ngay trong một quốc gia.
3. Hiệp đấu
Các võ sĩ quyền anh Olympic nam sẽ phải thi đấu tổng cộng là 3 hiệp; mỗi hiệp kéo dài 3 phút và các võ sĩ nữ sẽ phải thi đấu 4 hiệp 2 phút. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào level của các võ sĩ nghiệp dư mà thời gian hiệp đấu có thể được điều chỉnh khác đi.
Còn ở quyền anh chuyên nghiệp, các võ sĩ sẽ phải thi đấu từ 4 cho tới 12 hiệp; mỗi hiệp sẽ thi đấu trong 3 phút và giải lao 1 phút. Tuy nhiên, nếu là những trận đấu với mục đích quảng bá thì có thể không kéo dài tới hiệp thứ tư.
4. Trang phục thi đấu của võ sĩ
Các võ sĩ của quyền anh nghiệp dư khi thi đấu sẽ phải đội thêm một chiế mũ bảo hộ trên đầu. Mục đích của việc này là để ngăn các chấn thương xảy ra cho mắt, đầu và tai. Mặc dù việc đeo mũ bảo hộ không thể ngăn chặn được hoàn toàn các chấn thương; thế nhưng việc này sẽ hạn chế xảy ra những chấn thương nghiêm trọng. Ngoài mũ, trong thi đấu nghiệp dư các võ sĩ của sẽ sử dụng áo thi đấu (xanh, đỏ) hoặc áo đơn.
Ở quyền anh chuyên nghiệp, các võ sĩ sẽ không được sử dụng mũ và cả áo (cấm áo đối với nam). Các võ sĩ có thể sử dụng mũ bảo hộ đầu trong khi luyện tập với HLV hoặc các võ sĩ khác; chỉ bị cấm khi tham gia thi đấu chuyên nghiệp.
Có một điểm chung ở cả 2 hình thức thi đấu quyền anh này là các võ sĩ đều phải sử dụng găng tay boxing và bảo hộ răng. Găng tay sẽ giúp tăng lực cho cú đấm và bảo vệ tay của võ sĩ; bảo hộ răng sẽ bảo vệ hàm răng khỏi những tấn công vào khi vực miệng, võ sĩ không bị gãy răng.
5. Nhiệm vụ của trọng tài trong suốt trận đấu
Nhiệm vụ của các trọng tài trong quyền anh nghiệp dư thường bảo vệ các võ sĩ. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ võ sĩ trên sàn đấu và không được can thiệp vào điểm số.
Ngược lại, ở quyền anh chuyên nghiệp các trọng tài ngoài thực hiện nhiệm vụ phổ biến quy tắc trận đấu còn được can thiệp vào phần điểm số.
Lời kết
Trên đây là những sự khác nhau của quyền anh nghiệp dư và chuyên nghiệp. Tuy nhiên đây mới chỉ là khác nhau về các quy tắc thi đấu; hai loại hình này còn có sự khác nhau về kỹ thuật; sự khác nhau đó như thế nào Kickfit Sports sẽ giới thiệu tới các bạn tại phần 2 nhé. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu như bạn cần được tư vấn về boxing!