Bệnh “cơm bữa” đối với dân văn phòng đó là thoát vị đĩa đệm. Bạn thường xuyên gặp tình cảnh đau mỏi cánh tay, bả vai hay là vùng cổ. Chính vì thế, trước khi luyện tập bộ môn vận động mạnh như kickboxing và gym bạn nên lưu ý những điều cần tránh dưới đây.
Thoát vị địa đệm là gì?
Theo nghiên cứu của nhà khoa học James Levine, tại bang Arizona, Hoa Kỳ ngồi lâu gây nguy hiểm hơn hút thuốc lá. Bởi vì, ngồi quá lâu tụ máu tĩnh mạch ở chân và có thể gây tắc nghẽn phổi. Hàng ngày bạn ngồi trên xe đến chỗ làm, tiếp tục ngồi ở công ty miệt mài thêm 7- 8 tiếng. Chỉ cần ngồi một tư thế trong 4 giờ, bạn có khả năng tích tụ mạch máu ở tĩnh mạch tăng.
Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Trước tiên, đĩa đệm được biết đến là phần bôi trơn hoạt động của cột sống, gồm có hai phần riêng biệt: bao cơ và nhân gầy. Chính chất nhầy này thoát ra ngoài đã tạo áp lực lên rễ thần kinh, gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm. Và biểu hiện thường thấy là đau hoặc tê vai, phần gáy. Phần dây chèn ép lên hệ thống mạch máu làm tốc độ máu lưu thông chậm gây ra thiếu máu và giảm trí nhớ.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Có 1001 nguyên nhân tạo nên bệnh lý này. Có thể thấy một vài thói quen điển hình ảnh hưởng đến phần cột sống và xương khớp của bạn.
Thói quen ngồi sai tư thế
Bạn tin rằng ngồi làm việc thỏa mái là được. Có thể một số động tác đem lại sự thoải mái nhưng lại “sát thương” cho cột sống của bạn. Đó là, ngồi vắt chân về một bên, đưa tay lên cằm, lưng hướng về phía trước…Bạn có biết rằng phần cột sống và lưng ngày càng mất dáng và xiêu vẹo hình con tôm. Vì thế chỉnh dáng ngồi vuông với mặt sàn để tránh tình trạng đau lưng, chậm chí phòng ngừa thoát vị đã đệm.
Ngồi nhiều ít vận động
Tuýp người ngồi lâu ít linh hoạt phần cơ hông và cơ đùi. Thói quen này gây tổn thương lớn đến cơ quan phía dưới cơ thể.Toàn bộ nhóm cơ không đều nhau tạo áp lực lên phần: bụng, thận và xương cột sống… Vùng bụng tích tụ mỡ nội tạng và ngày càng dày thêm. Cơ quan thận đào thải chất dư thừa cơ thể sẽ không được điều hòa nhịp nhàng. Hơn nữa, khung xương cột sống bị thoái hóa dần đi, bạn dễ mắc các bệnh loãng xương và vấn đề cơ khớp.
Nằm ngủ trên ghế vào buổi trưa
Giấc ngủ trưa ít phút trên bàn là đều cần tránh. Bạn đang làm xấu đi hình dáng cột sống thẳng của mình. Ảnh hưởng đến dáng và tư thế khi di chuyển. Bạn có xu hướng đi lệch và người đổ về trước. Một trong số điều đáng quan trọng đó là mạch máu lưu thông không đều đến các cơ quan. Bởi vì, khung xương bị ảnh hưởng bất thường tốc độ lưu thông máu chậm đi. Dần dần, máu tích tụ lại thành mạch và ứ đọng.
Người mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống
Do đặc điểm bất lợi từ bé, họ đã ý thức hơn trong việc để ý vấn đề sức khỏe của mình. Trên đây là những nguyên nhân chính gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm. Trong đó, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ thường xảy ra phổ biến nhất.
Xem thêm:
>> GYM LÀ GÌ? NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG KHI TẬP GYM CẦN LƯU Ý?
>> CÁC CÁCH CHẾ BIẾN MÓN ỨC GÀ ĐA DẠNG HƠN TRONG CHẾ ĐỘ ĂN TẬP THỂ HÌNH
Lưu ý cần tránh khi lựa chọn tập Gym và Kickboxing
Trải nghiệm các bài tập kickboxing và gym không được liền mạch vì tình huống giở khóc giở cười của bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên. Đối với người mắc phải bệnh này luôn kỵ các bài tập cường độ mạnh áp lực lên lưng và cẳng chân. Nhưng không vì thế mà người mắc phải không thể tham gia tập luyện.
Cả hai bài tập đều vận dụng linh hoạt sức mạnh của cơ tay và chân. Động tác dành cho kickboxing khá mạnh mẽ từ cú đấm cho đến cú đánh đá dài hướng vào đối thủ. Đối với gym bài tập vô cùng đa dạng. Nhóm cơ được tăng cường chủ yếu như: bài tập bằng tạ, xà đơn, tập với dụng cụ bóng và nhóm bài tập cardio….
Động tác vặn người và ngồi xổm
Những động tác “nhạy cảm” như vặn mình, xoay người tạo phản ứng xấu cho đĩa đệm, mất đi sự đàn hồi ban đầu. Với võ kickboxing, mỗi người tập nên lưu ý tránh sử dụng cú đấm thẳng chân quá mạnh, đường quyền quá sức. Cơ thể phản ứng ngược lại lên vùng đĩa, mặt sụn tổn thương, khiến bệnh thêm trầm trọng. Nếu theo đuổi bộ môn này bạn nên tập giãn cơ trước và sau khi khởi động thật kỹ càng. Nên chia sẻ với huấn luyện viên về tình trạng của mình và yêu cầu mức tập nhẹ nhàng hơn. Giảm thiểu tối đa quá trình lão hóa khung đĩa đệm.
Đối với gym, bạn nên lựa chọn tránh động tác nâng xà. Tập trung vào các bài tập làm giãn cơ chân và đầu gối của mình. Bạn nên tập với cường độ vừa phải tránh tổn thương không đáng có.
Ngồi xổm trong bài tập squat có được không? Câu trả lời đó là bạn nên hạn chế rèn luyện chúng. Khi phần đĩa đệm khá nhạy cảm chỉ cần động tác liên tục trong 1-2 phút làm chất nhầy đĩa đệm thoát ra càng nhiều. Khi tập gym, bạn nên hướng tới các bài tập toàn thân như: hiit cardio, gập bụng…
Việc duy trì các bài tập gym hay kickboxing sao cho phù hợp mới thực sự quan trọng cho bạn. Hãy nhớ rằng, thoát vị đĩa đệm là bệnh “kinh niên” hơn nữa bạn tập cường độ nhẹ, vừa phải cơ thể sẽ vô cùng khỏe mạnh và “biết ơn” bạn.
Người bị thoát vị đĩa đệm tập tạ
Tập tạ được nhiều người lựa chọn khi tập gym và kickboxing nhằm gia tăng sức mạnh cơ bắp, bài tập chủ yếu cho tạng người gầy, người cần giảm béo. Khi tập luyện tạ, động tác tập uốn cong người về phía trước để nâng tạ lên sử dụng một lực lớn dồn lên phần lưng, cánh tay và sức nâng cơ thể. Hơn nữa, nằm ngửa và đẩy tạ lên cũng có thể dẫn đến cơn đau liên tục. Nếu bạn không nhận ra điều này sớm sẽ khiến bệnh càng ngày trầm trọng hơn.
Không thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời của tập tạ đối với tăng cường xương chắc khỏe. Tuy nhiên, bạn nên tránh bài tập tạ mà thay vào đó là bài cardio ngắn. Cardio hướng bạn đến bài tập toàn thân phát triển, xen kẽ động tác mạnh và nhịp nhàng để tránh làm nặng thêm cơ đĩa đệm.
Cùng nhau rèn luyện sức khỏe với gym và kickboxing, bạn nên lưu ý 2 tư thế tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho bệnh thoát vị đĩa đệm. Tập luyện đúng cách sẽ hỗ trợ tốt và giảm các bệnh về xương. Nhưng ngược lại, nếu tập sai kỹ thuật sẽ khiến cho xương của bạn gặp nhiều vấn đề hơn.