Nếu bạn biết đến nghệ thuật 8 chi trong võ thuật có thể bạn sẽ nhớ tới Muay Thái. Nhưng với tôi khi nhắc đến nghệ thuật 8 chi tôi sẽ nhớ đến Ashtanga yoga. Nhà hiền triết Ấn Độ Patanjali người đã viết nên quấn The Yoga Sutras đã mô tả cách thực hành tám chi khuyên chúng ta nên nắm vững để vượt qua đau khổ trong cuộc sống và nhận ra bản chất thật của mình.
1. Ashtanga yoga bắt đầu từ đâu?
Ashtanga lần đầu xuất hiện trong quấn kinh yoga của Patanjali nhưng hai giáo viên người Ấn Độ là Krishnamacharya và Pattabhi là người đưa Ashtanga tới đại chúng. Pattabhi là học trò của Krishnamacharya-người được coi là ông tổ của yoga hiện đại. Krishnamacharya đã dạy Ashtanga yoga cho các học viên của mình một chuỗi các tư thế. Tuy nhiên những tư thế này đã được điều chỉnh để phù hợp với từng cá nhân. Dần dần Krishnamacharya sẽ dạy cho các học viên những tư thế khó hơn khi họ phát triển về sức mạnh, tính linh hoạt và sự bền bỉ.
8 chi của Ashtanga yoga là
– Yamas: Quan sát hành vi và những điều bạn nên làm. Hay còn được gọi là giới nghiêm
-Niyamas: Luật. Nhánh này mang hàm ý hạn chế những hành vi và những điều bạn không nên làm.
– Asana: Thực hành các tư thế trong Ashtanga yoga.
– Pranayama: Luyện khí là phương pháp điều khiển các kỹ thuật thở và kiểm soát năng lượng trong cuộc sống của chúng ta.
-Pratyhara: Tập trung vào các giác quan để tập trung được nguồn năng lượng từ bên trong.
-Dharana: Kiểm soát nồng độ. Tập trung vào thực tại tránh đi sự phân tâm để đạt đến hành thiền và thiền định
-Dhyana: Hành thiền. Người tập phải luyện được mức tập trung cao độ. Tâm trí lúc này hoàn toàn yên tĩnh không có bất cứ một suy nghĩ nào
-Samadhi: Thiền định. Lúc này các giác quan đã thiếp đi nhưng tâm trí lại thức tỉnh.Trạng thái này còn gọi là xuất thần.
2.Ashtanga yoga là gì?
Ashtanga yoga là một lớp học kiểu Vinyasa có cấu trúc phức tạp. Ashtanga đến với Phương Tây thông qua các học trò của Pattabi. Tuy nhiên ông đã qua đời vào năm 2009 sau khi thành lập trung tâm yoga của mình ở Mysore, Ấn Độ. Người bắt đầu học yoga hãy cân nhắc theo đuổi loại hình Yoga này ngay từ đầu. Vì Ashtanga tổng hợp rất nhiều tư thế khó, quan trọng hơn hãy tìm loại hình yoga phù hợp với cơ thể mình thay vì chạy theo số đông.
3.Mục đích của cuối cùng
Mục đích cuối cùng của Ashtanga yoga là thanh lọc cơ thể và tâm trí. Bằng các tư thế di chuyển nhanh chóng và mạnh mẽ bạn sẽ nhận được nguồn năng lượng bên trong. Ashtanga kiểm soát hơi thở và tạo ra sự thiền định trong khi các giác quan tạm ngừng hoạt động. Điều này giúp năng lượng luân chuyển trong cơ thể một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra Ashtanga sẽ làm sạch. lưu thông khí huyết giải tỏa căng thẳng và tăng cường sức sống.
4.Ashtanga yoga có dành cho bạn?
Loại hình yoga thiên về sức mạnh và đầy thử thách. Bạn cũng cần phải kiên trì vì các bài tập giống hệt nhau lặp lại từ ngày này qua ngày khác. Hầu hết những người theo đuổi loại hình này phải mất vài năm để nâng lên từng bậc. Đặc biệt nếu bạn có các khớp nhạy cảm thì Ashtanga không dành cho bạn.
Lời kết
Ashtanga yoga giống như cấp cuối cùng để một thầy yoga đạt được. Đây là loại hình phổ biến được ưa chuộng nhưng cũng vô cùng khó để thực hành và theo đuổi. Bù lại Ashtanga mang lại lợi ích rất lớn cho cơ thể và tâm trí của bạn. Khi đạt ở ngưỡng cao nhất, bạn sẽ trong trạng thái xuất thần (các cơ quan thiếp đi nhưng tâm trí vẫn thức tỉnh). Điều này đánh thức nguồn năng lượng bên trong, thanh lọc cả tâm hồn và trí tuệ.