Thang Ta là tên gọi phổ biến của người Manipuri để chỉ một bộ môn kỹ thuật chiến đấu mang 2 phong cách là có sử dụng vũ khí và không sử dụng vũ khí. Thang Ta được phát triển bởi người Manipur, Ấn Độ. Môn võ này còn được gọi với tên gọi khác là Huyen Lallong.
1.Huyền thoại cổ xưa của Thang Ta
Trong thần thoại của người Meitei. Tro cốt và xương cốt của tổ tiên Tin Saidaba đã biến thành những thanh kiếm và nhiều công cụ chiến đấu để bảo vệ hậu duệ của ngài. Mỗi thanh kiếm đều có đặc trưng riêng và mang ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Ví dụ như xương sườn của Tin Sidaba biến thành thanh kiếm Thangjao hoặc các ngón tay của Tin Sidaba trở thành con dao trong phòng bếp. Đến ngày nay. 7 gia tộc người Meitei đều sở hữu 7 thanh kiếm truyền thống đặc biệt. Thanh kiếm này xuất hiện trong ngày lễ thờ cúng tổ tiên để nhắc nhở về cội nguồn.
2.Vùng đất sinh ra Huyen Lallong
Giáp phía đông của Myanmar và vùng đất Manipur nơi khai sinh ra nghệ thuật của kiếm và thương. Manipur nằm ở phía Đông Bắc Ấn Độ có địa hình là một thung lũng bầu dục khoảng 700 dặm vuông bao quanh là rừng núi. Tôn giáo ở đây rất đa dạng điều này ảnh hưởng nhiều đến phong cách chiến đấu của Thang Ta. Mỗi cộng đồng cư trú trong thung lũng đều có những đặc trưng riêng về tôn giáo và tín ngưỡng. Tuy nhiên họ đều luyện tập Thang ta. Những Meitei trau dồi kỹ năng chiến đấu trong thời bình cũng như trong chiến tranh để bảo vệ Manipur khỏi những cuộc xâm lược từ những vương quốc láng giềng như Miến Điện và Assam.
3. Thời kỳ đỉnh cao của Thang ta
Dưới thời trị vì của vua Khagemba giữa cuối thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16. Huyen Lallong hay còn gọi là Thang Ta đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật chiến đấu thời đó. Một trận Huyen Lallong cổ xưa yêu cầu các chiến binh tham gia thi đấu bắt buộc phải tuân thủ một loạt các quy tắc nghi lễ nghiêm ngặt. Khi một người bị thách đấu, anh ta có quyền chọn vũ khí và ấn định ngày cho trận chiến. Trong cuộc chiến chỉ cần một vết máu chảy hoặc một vết xước trên bất kỳ bộ phận nào trên người chiến binh thì người đó thua cuộc.
Trước khi đi đến với án tử. Kẻ thua cuộc và các chiến binh sẽ chia sẻ phần ăn và rượu của họ để chúc mừng cho người thắng cuộc và cũng là bữa ăn cuối cùng cùng kẻ bại trận. Người chiến thắng sẽ chặt đầu kẻ thua cuộc sau đó hỏa táng thi thể của hắn. Người chiến thắng sẽ được tôn vinh vì giữ gìn được danh dự và tiếng tăm của mình.
4. Chiến tranh Anh – Manipuri đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Huyen Lallong như thế nào
Sau khi bị Anh đô hộ. Ấn độ sáp nhập vào đế quốc Anh vào năm 1891. Nước Anh đã cấm luyện tập và sở hữu bất kỳ vũ khí nào của Huyen Lallong. Lệnh cấm cực kỳ nghiêm ngặt, những người phạm tội sẽ bị bắt giam không có ngày được thả. Để duy trì truyền thống của dân tộc. Những tín đồ trung thành nhất của người Meitei đã âm thầm luyện tập Thang Ta dưới lòng đất để truyền lại nghê thuật cho đời sau.
Sau khi Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947. Manipur trở thành một lãnh thổ của Ấn Độ vào năm 1949 và hợp nhất vào năm 1972. Điều này đồng nghĩa với việc võ thuật truyền thống của người Manipur là Thang Ta được tái sinh. Tuy nhiên trong thời gian bị Anh chiếm đóng, Thang Ta đã có những thay đổi về kỹ thuật do được lưu truyền bởi nhiều bậc thầy khác nhau.
Ngày nay Thang Ta phổ biến ở Manipur như một hình thức võ thuật và môn biểu diễn nghệ thuật khiêu vũ. Thang Ta cũng nhận được sự ủng hộ của nhà nước và phổ biến rộng rãi trên toàn Ấn Độ.