Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường. Căn bệnh này không phải chỉ gặp ở người cao tuổi mà những người trẻ tuổi thậm chí cả trẻ em cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này. Việc luyện tập thể thao thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe cho tất cả mọi người và hỗ trợ điều trị rất tốt cho người bị tiểu đường. Hãy cùng khám pháp xem tập luyện ảnh hưởng tích cực như thế nào tới bệnh nhân bị tiểu đường qua bài viết dưới đây.
1. Người tiểu đường tập thể thao hạn chế kháng Insulin
Người mắc bệnh tiểu đường do kháng insulin, các tế bào chỉ hấp thụ một lượng ít glucose dẫn đến đường huyết tăng cao.
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tập luyện cải thiện các vấn đề liên quan đến insulin. Nếu bạn chỉ ngồi một chỗ mà không luyện tập hàng ngày sẽ khiến cho độ nhạy insulin giảm mạnh và có nguy cơ béo bụng.
Ngược lại, những người bị bệnh tiểu đường tập luyện đều đặn các bài tập đi bộ, chạy bộ hoặc bơi mỗi ngày từ 30-60 phút sẽ tăng độ nhạy insulin lên đáng kể.
2. Tập chạy bộ nâng cao sức khỏe tim mạch
Ở người bị tiểu đường, tình trạng lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây tổn thương các mạch máu và dây thần kinh. Các dây thần kinh này chi phối tới quả tim. Thời gian mắc đái tháo đường lâu thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao. Ở Mỹ tỷ lệ bệnh nhân tử vong do biến chứng bệnh tim mạch từ tiểu đường cao gấp 1,7 lần bệnh nhân không mắc tiểu đường.
Nghiên cứu từ đại học Y của Havard và đại học Đan Mạch đã chỉ ra rằng người tập chạy bộ từ 150 phút mỗi tuần có thể giảm 52% căn bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, người chạy bộ thường xuyên giảm biến chứng bệnh tim mạch 50 lần so với những người không vận động.
Nếu ban đầu chưa quen, bạn có thể đi bộ với tốc độ vừa phải sau đó tăng dần lên đi bộ nhanh và chạy bộ. Tùy vào điều kiện sức khỏe mà bạn có thể đưa ra tốc độ chạy phù hợp với bản thân. Không nên thực hiện với cường độ quá cao để ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
3. Tập luyện giúp điều hòa cảm xúc, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng ăn nhiều món khoái khẩu quen thuộc như: cơm, bún, phở, bánh mỳ, các loại bánh kẹo và hoa quả ngọt. Điều này rất khó với nhiều người vì đây là những món ăn phổ biến nhất trong hầu hết các bữa ăn của người Việt. Việc ăn uống phải kiêng khem, đong đếm khiến cho nhiều người bệnh cảm thấy nặng nề tâm lý. Cộng thêm những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường khiến người bệnh lo lắng, mất ngủ, hay cáu gắt bất thường. Đây chính là những dấu hiệu của bệnh trầm cảm và rối loạn cảm xúc.
Tập luyện các môn thể thao như yoga, bơi lội, đạp xe trong phòng tập thể hình có thể giúp người bệnh xoa dịu cảm xúc, quên đi âu lo về căn bênh của mình và suy nghĩ tích cực hơn. Khi tập luyện, các hooc-mon hạnh phúc trong não sẽ được kích hoạt, thúc đẩy các tế bào mới tăng trưởng giúp người bệnh ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Hàm lượng đường trong máu tỉ lệ thuận với mức độ căng thẳng vì vậy nên khi tập các bài tập này, bạn vừa có thể giảm mức độ căng thẳng vừa giảm được lượng đường trong máu. Kết hợp tâm, thân, trí cùng tập trung vào sâu bên trong bản thân bạn sẽ thấy các “vết thương” bên trong mình dần được chữa lành.
Xem thêm:
- CÁC CHUYÊN GIA GỢI Ý 6 BÀI TẬP ZUMBA HIỆU QUẢ PHÙ HỢP CHO MỌI LỨA TUỔI
- NHẢY ZUMBA CÓ TÁC DỤNG GÌ MÀ KHIẾN TRIỆU NGƯỜI TẬP MỖI NGÀY?
4. Một số lời khuyên cho người tiểu đường tập thể thao
Đối với những người đã có bệnh nền, việc tập luyện cần có chế độ phù hợp. Dưới đây là chế độ tập luyện thể thao dành cho người mắc bệnh tiểu đường.
- Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi có ý định tập luyện bất kỳ môn thể thao nào để đảm bảo sức khỏe của bạn.
- Mang theo điện thoại, máy đo đường huyết khi đi tập đề phòng trường hợp khẩn cấp.
- Đảm bảo đường huyết ở dưới 250mg/dl trước khi đi tập. Nếu cao hơn mức này việc tập luyện sẽ làm giảm insulin gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Khi gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thở gấp thì nên dừng ngay việc tập luyện và nghỉ ngơi.
- Nếu có thể, hãy đến phòng tập và thuê huấn luyện viên có chuyên môn cao để có thể hỗ trợ bạn hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Trên đây là 3 lợi ích lớn nhất mà tập luyện thể thao đem lại cho người mắc bệnh tiểu đường. Mong rằng khi biết được các lợi ích trên, bạn sẽ có thêm động lực để chọn cho mình môn thể thao phù hợp và gắn bó duy trì tập luyện mỗi ngày. Chỉ có hành động quyết liệt, yêu thương bản thân mới giúp chúng ta chiến thắng bệnh tật.