Bệnh tim là một căn bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ gây tử vong cao hơn cả bệnh ung thư. Ở Việt Nam, mỗi năm có tới hơn 200.000 người tử vong vì căn bệnh này. Trong đó, tỷ lệ người trưởng thành tử vong ngày càng được trẻ hóa. Người bệnh tim tập thể thao với những bài nhẹ nhàng, đơn giản hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh tim vẫn do dự về việc tập thể thao. Bởi họ quan niệm rằng tập thể thao rất dễ bị quá sức khiến cho cơ thể dễ bị sốc và gặp nguy hiểm. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có thể tháo gỡ cho vấn đề này.
Người mắc bệnh tim có nên tập thể thao không?
Những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tim mạch đó là: cholesterol cao, béo phì, tiểu đường, hút thuốc lá…những người mắc bệnh này thường có điểm chung là lười vận động hoặc vận động không thường xuyên.
Nhiều người nghĩ rằng mắc bệnh tim chỉ cần nằm nghỉ ngơi một chỗ và nghỉ ngơi, không cần vận động nhiều do tim không khỏe. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, người bệnh tim tập luyện thể thao giúp tăng khả năng vận chuyển và sử dụng oxy của cơ thể. Điều này giúp các bệnh nhân đạt được mức chịu đựng cao hơn so với không tập luyện. Từ đó điều hòa được nhịp tim đập. Ngoài ra, việc này còn thể giảm mỡ trong máu, giúp giảm huyết áp động mạch ngăn sự phát triển của xơ vữa động mạch.
Tiến sĩ Alexis Bailey (đại học St George London) đã đưa ra kết quả nghiên cứu thành công điều trị ở chuột có nicotine. Với những người hút thuốc lá, việc tập luyện thể thao đều đặn trung bình 2 giờ mỗi ngày sẽ giúp giảm cơn thèm thuốc lá đáng kể. Từ đó có thể giảm được các nguy cơ biến chứng của bệnh tim ở người nghiện thuốc lá.
Một số môn thể thao tốt cho người bị bệnh tim
1. Đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng
Đi bộ và chạy bộ là hình thức tập luyện đơn giản nhất cho người mắc bệnh tim. Chỉ cần bỏ ra 30 phút tập luyện mỗi ngày thì có thể giảm được 35% nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim.
Khi mới bắt đầu thì nên đi bộ chậm, sau đó tăng dần tốc độ lên đi bộ nhanh và chạy. Khi cảm thấy mệt, hãy giảm tốc độ xuống dần dần sau đó nghỉ ngơi.
2. Người bệnh tim nên đi bơi
Bơi lội là môn thể thao tuyệt vời có thể giúp cải thiện sức khỏe toàn thân. Bơi lội thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và ổn định huyết áp. Người bị bệnh tim nên bơi nhẹ nhàng, thả lỏng. Không nên bơi nhanh và lặn quá lâu vì như vậy sẽ gây nguy hiểm cho tim mạch.
Tuy nhiên, bơi lội cũng có thể gây nên tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Từ đó, người tập dễ bị dẫn tới đột quỵ và nguy cơ nhồi máu. Nếu lượng vận động khi đi bơi quá nhiều, trong khi máu cung cấp đến các bộ phận không đủ, sẽ dễ xuất hiện tình trạng thái thiếu máu cục bộ, co mạch. Nhiều hiện tượng khác có xảy ra và dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột tử.
Chính vì thế, người bị bệnh tim đi bơi cũng cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe. Cần bổ sung năng lượng trước mỗi buổi đi bơi nhưng không ăn nên ăn quá no. Hãy khởi động nhẹ nhàng trước khi đưa cơ thể xuống nước nhằm hạn chế tình trạng chuột rút, cảm lạnh… Chỉ nên bơi ở một mức độ vừa phải. Nếu như người bệnh tim bơi quá sức sẽ không có lợi cho sức khỏe. Nếu được, bạn hãy lựa chọn bể bơi bốn mùa và thông thoáng để việc bơi lội hằng ngày vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.
Xem thêm:
- 7 BÀI TẬP THỞ VÔ CÙNG HỮU ÍCH DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HỌC BƠI
- NGÃ NGỬA VỚI ĐỘ “SANG – XỊN – MỊN” CỦA BỂ BƠI Ở 59 XUÂN DIỆU
3. Người bệnh tim tập yoga
Ngoài tập thể thao, người bị bệnh tim có thể lựa chọn yoga. Yoga giống như liều thuốc xoa dịu tâm trạng và cải thiện sức khỏe của rất nhiều loại bệnh. Đây là bộ môn được biết đến với khả năng thay đổi bản thân từ sâu bên trong. Không năng động như chạy bộ hay bởi, cũng không vận động quá nhiều như các môn võ thuật. Yoga cải thiện sức khỏe ngay từ những nhịp thở.
Các bài tập hít thở trong yoga sẽ giúp người bệnh điều hòa được nhịp thở tốt hơn. Hệ hô hấp thay đổi theo chiều hướng tích cực cũng sẽ hỗ trợ rất tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, không bài tập nào cũng thích hợp. Người bệnh tim tập yoga chỉ thích hợp với một số động tác nhất định.
Các lớp học yoga cũng sẽ là nơi để người bệnh có thể giao lưu, kết bạn với nhiều người khác. Nhờ đó có thể sống vui, sống khỏe hơn, giảm bớt thời gian nghĩ tiêu cực về bệnh tình của mình.
Xem thêm:
- 1 GIỜ TẬP YOGA ĐỐT CHÁY BAO NHIÊU CALO CHO CƠ THỂ LÀ ĐỦ?
- LỢI ÍCH CỦA YOGA ASANA: NHỮNG ĐIỀU TIỀM ẨN CẦN KHÁM PHÁ
3. Người bệnh tim tập luyện thể thao thế nào để hiệu quả?
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi người nên tham gia luyện tập thể thao từ ít nhất 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày để duy trì sức khỏe tim mạch cũng như toàn bộ cơ thể.
Trước khi tập luyện, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia để có một chế độ tập luyện cũng như ăn uống hợp lý.
Đừng quên thực hiện các động tác khởi động thật kỹ để cơ thể làm quen dần. Nếu không khởi động kỹ, trong quá trình tập luyện cao độ sẽ rất dễ bị thiếu máu cơ tim. Cũng tương tự, nên giảm cường độ dần dần rồi mới kết thúc tập luyện. Nếu dừng đột ngột sẽ gây phản ứng xấu ở nhịp tim và huyết áp.
Người mắc bệnh tim không hẳn phải ngồi im một chỗ để tránh đột quỵ hay gặp các tình trạng nguy hiểm khác. Ngược lại, người mắc bệnh tim tập luyện thể thao với những bài nhẹ nhàng sẽ có tác động tích cực đến sức khỏe. Có kế hoạch tập luyện chi tiết theo ngày, ghi chép nhật ký tập luyện sẽ giúp bạn theo dõi sức khỏe và cải thiện tốt hơn từng ngày. Mỗi ngày, bạn nên bỏ ra 30 phút tới 1 giờ cho việc tập luyện.