Vovinam Việt Võ Đạo – môn võ cổ truyền Việt Nam được sáng lập từ nhiều môn phái võ thuật khác nhau. Tính tới hiện tại, võ phái Vovinam đã phát triển với quy mô rất rộng lớn và có mặt ở hơn 60 quốc gia khác nhau.
Lịch sử sáng lập võ phái Vovinam – Việt Võ Đạo
1. Người sáng lập võ phái
Sáng Tổ môn phái, người đã sáng lập ra võ Vovinam là võ sư Nguyễn Lộc, sáng lập năm 1936. Tuy nhiên, lúc này ông chỉ hoạt động trong âm thầm. Tới năm 1938, mới bắt đầu công khai với mong muốn cung cấp cho các võ sinh kỹ thuật phòng vệ hiệu quả. Võ sư cũng tin rằng, bằng cách này có thể giúp Việt Nam giải phóng khi lúc đó đang bị thực dân Pháp chiếm đóng năm 1859.
2. Quá trình thành lập các Liên đoàn Vovinam
Năm 1960, võ sư Nguyễn Lộc qua đời tại Sài Gòn và đã trao quyền lãnh đạo cho môn đệ của mình là võ sư Lê Sáng. Từ khi võ sư Lê Sáng bắt đầu tiếp nhận chức trưởng môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo ông đã tích cực truyền dạy và quảng bá môn võ thuật này khắp toàn quốc và cả nước ngoài.
Võ Vovinam đã liên tục tham gia vào các cuộc thi đấu võ thuật tại các giải thi đấu thể thao lớn nhỏ trong và ngoài nước; tổ chức các cuộc đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam. Hiện nay, đã có tới 6 liên đoàn võ thuật Vovinam, bao gồm:
- Tháng 10/ 2007, tổ chức Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF)
- Tháng 9/ 2008 tổ chức Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam quốc tế (IVF). Sau đó đổi thành Liên đoàn Vovinam Quốc tế (WVVF)
- Tháng 2/2009, tổ chức Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Á ( AVF)
- Ngày 16/10/2010, diễn ra Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Âu (AVVF)
- Ngày 28/12/2010, diễn ra Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á (SEAVF)
- Ngày, 11/01/2010, tổ chức Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Phi (AFVF)
Các bài quyền của võ Vovinam
Các bài quyền của môn phái Việt Võ Đạo dù được lấy cảm hứng từ nhiều môn võ cổ truyền khác. Thế nhưng nhờ có tiếp thu chọn lọc, sáng tạo của võ sư Nguyễn Lộc nên Vovinam vẫn tạo ra được cho mình những bài quyền; những kỹ thuật chiến đấu riêng biệt.
1. Phần đòn thế
Vovinam – Việt Võ Đạo là một môn võ cổ truyền của Việt Nam. Việt Võ Đạo được sáng lập dựa trên môn vật cổ truyền; kết hợp cùng với tinh hoa võ thuật của nhiều môn phái khác như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Dù các đòn thế của Vovinam có điểm tương đồng với nhiều môn võ khác nhưng vẫn tạo ra được nét riêng của môn phái.
Các môn sinh theo học võ Vovinam sẽ được học cả phần võ thuật (đấm, đá, gạt, đỡ,..) và cả binh khí ( kiếm, đao côn, thương,..); tiếp đó là luyện tập ngạnh công, nhuyễn công, khí công giúp dưỡng sinh và bảo tồn sức khỏe. Các đòn thế trong Việt Võ Đạo được đưa vào hệ thống ” Một phát triển thành Ba” nên các đòn thế đều đuộc tập luyện từ các dạng căn bản; qua đơn luyện rồi đến đa luyện.
Vào năm 1965, diễn ra phong trào ” Võ thuật học đường”, nhưng bởi vì số lượng huấn luyện viên của võ Vovinam không đủ nên đã có nhiều vị võ sư của võ phái khác tham gia vào Vovinam và truyền dạy. Vì vậy mà Vovinam – Việt Võ Đạo sau này không còn hoàn toàn là các kỹ thuật do võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo ra nữa mà có lẫn cả kỹ thuật của các môn phái khác. Tiêu biểu nhất là kỹ thuật võ Sa Long Cương được võ sư Nguyễn Hữu Nhạc đứa vào Vovinam.
2. Hệ thống các bài quyền
Theo thứ tự học, môn sinh của môn phái Vovinam sẽ phải học 15 bài quyền tay, 11 bài võ với vũ khí.
– Các bài quyền tay bao gồm:
- Bài khởi quyền
- Bài nhập môn quyền
- Bài thập tự quyền
- Bài nhu khí công quyền 1
- Bài long hổ quyền
- Bài tứ trụ quyền
- Bài ngũ môn quyền
- Bài viên phương quyền
- Bài nhu khi công quyền số 2
- Bài thập thế bát thức quyền
- Bài lão mai quyền (võ khỉ già)
- Bài việt võ đạo quyền
- Bài xà quyền (võ rắn)
- Bài ngọc trản quyền
- Bài hạc quyền (võ hạc)
– Các bài binh khí bao gồm:
- Song dao pháp (dao găm)
- Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp (kiếm)
- Tiên long song kiếm (kiếm)
- Việt điểu kiếm pháp (kiếm)
- Thái cực đơn đao pháp (đao)
- Mã tấu pháp (mã tấu)
- Bát quái song đao (đao)
- Mộc bản pháp (thước gỗ)
- Tứ tượng côn pháp (gậy dài)
- Nhật nguyệt đại đao pháp (đại đao)
- Thương lê pháp (súng gắn lưỡi lê)
Lời kết
Hiện nay, Vovinam – Việt Võ Đạo đang phát triển ở tại hơn 60 nước trên Thế giới. Chánh trưởng quản hội đồng võ sư hiện nay là võ sư Nguyễn Văn Chiếu. Nếu là một người yêu thích tập luyện thể thao, các bạn hãy tham gia luyện tập võ thuật. Không chỉ giúp tìm hiểu về võ thuật cổ truyền Việt Nam mà còn giúp rèn luyện sức khỏe, bảo vệ bản thân.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Kickfit Sports. Nếu có vấn đề cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!