Tại Hàn Quốc và Triều Tiên, đấu vật Ssireum là môn thể thao truyền thống phổ biến nhất và các thanh niên Hàn rất yêu thích môn này. Nét đẹp văn hoá này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể nhân loại. Hãy cùng Kickfit Sports tìm hiểu về bộ môn thể thao đấu vật này nhé.
Hiểu rõ hơn về Bán Đảo Triều Tiên
Lịch sử của môn đấu vật Ssireum
Đấu vật là một trò chơi dân gian, một môn thể thao truyền thống của Hàn Quốc. Đây là một cuộc đối đầu giữa hai võ sĩ, trong đó mỗi người sẽ nắm vào thắt lưng hay khố (Satba) của đối phương để đọ sức với nhau. Người hạ được đối phương ngã xuống đất trước là người chiến thắng. Đấu vật Ssireum có lịch sử hơn 2.000 năm từ thời đại Tam quốc (thế kỷ I TCN-668). Trong các bức bích họa vào thế kỷ thứ IV thời Goguryeo (37 TCN – 668) có xuất hiện hình ảnh trận đấu vật tương tự như ngày nay. Ngoài ra, đấu vật cũng xuất hiện trong nhiều tài liệu cổ của giới quý tộc. Điều đó cho thấy đây là một trò chơi dân gian tiêu biểu của dân tộc Hàn.
Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại
Quá trình công nhận di sản
Tại Hội nghị lần thứ 13 của Ủy ban di sản văn hóa phi vật thể UNESCO diễn ra tại Mauritius. Đấu vật Ssireum đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngay trong ngày khai mạc hội nghị, Ssireum đã được toàn bộ 24 nước thành viên nhất trí công nhận. Ủy ban di sản phi vật thể đánh giá: di sản đấu vật của hai miền Nam-Bắc trên thực tế có điểm chung về quá trình lưu truyền, kế thừa và ý nghĩa văn hóa, xã hội đối với cộng đồng. Tổ chức quyết định công nhận chung di sản này cho cả Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Lấy tên gọi chính thức là Traditional Korean Wrestling, Ssirum/Ssireum ( Đấu vật truyền thống của dân tộc Hàn)
Ý nghĩa nhân văn của di sản Đấu vật Ssireum
Hàn Quốc và Triều Tiên là hai đất nước có mối quan hệ luôn trong tình trạng báo động. Hai quốc gia này có 2 di sản giống nhau được Unesco công nhận là khúc hát Arirang và kimchi muối truyền thống. Tuy nhiên, các di sản này được công nhận riêng vào thời điểm khác nhau. Với đấu vật Ssireum, hai miền Nam Bắc cũng đăng ký xét duyệt riêng như mọi khi. Tuy nhiên sau đó lại xin thống nhất xét duyệt là di sản chung và được tổ chức chấp nhận. Đây có thể được coi là một bước đi thể hiện tinh thần hoà giải giữa hai quốc gia. Điều này giúp thúc đẩy hoà bình, gắn kết văn hoá giữa hai quốc gia đang có mối quan hệ căng thẳng.
Không chỉ dừng lại ở danh hiệu di sản văn hoá phi vật thể chung của hai miền Triều Tiên. Đấu vật Ssireum còn đóng vai trò chất xúc tác gắn kết văn hoá, tinh thần dân tộc giữa hai miền Nam Bắc. Sự kiện này còn mang ý nghĩa nhân văn cao cả đối với cả nhân loại.
Lời Kết
Một môn thể thao truyền thống tuyệt vời của bán đảo Triều Tiên đã để lại vô vàn ý nghĩa. Đấu vật Ssireum hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh môn đấu vật hấp dẫn này, vẫn còn vô vàn những bộ môn thể thao võ thuật đặc biệt khác trên thế giới. Truy cập Kickfit-sports.com để nhận thêm được nhiều kiến thức hay ho khác.